Nói chung tác phong điệu bộ rồi kích thước cơ thể nhiều khi không liên quan mấy đến tốc độ.
Những con vật tưởng chậm chạm hóa ra lại nhanh không ngờ
Hà mã, tốc độ chạy tối đa 48km/h
Hà mã (tên khoa học: Hippopotamus amphibius) là động vật có vú ăn cỏ, sống chủ yếu ở châu Phi.
Hà mã thực chất là đám động vật vô cùng nhanh nhẹn và nguy hiểm.
Chúng là 1 trong những loài thú có vú trên cạn lớn nhất kiêm động vật móng guốc chẵn nặng cân nhất. Trong cả tên gốc bằng tiếng Hy Lạp cho tới âm Hán-Việt, con hà mã thực chất là "ngựa sông".
Bọn hà mã con lẫn trưởng thành trông rõ lù đù nhưng thực chất, chúng là đám động vật vô cùng nhanh nhẹn và nguy hiểm.
Theo CNN, nó là loài thú hoang dã khiến nhiều người tử vong nhất, trung bình 2900 sinh mạng đã bị hà mã cướp đi mỗi năm.
Về cơ bản, hà mã không chủ động tấn công con người nhưng rất dễ nổi xung khi lãnh thổ bị xâm phạm hoặc ai đó động đến con non.
Chim cánh cụt, tốc độ chạy tối đa 27km/h
Chim cánh cụt là một bộ chim không cánh, sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu.
Chim cánh cụt nổi tiếng với lối sống bầy đàn lên tới cả nghìn con.
Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Về cơ bản, chúng sống sót nhờ lớp lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Kích thước của cánh cụt rất đa dạng, từ vài lạng đến hàng chục kg cũng có. Chim cánh cụt nổi tiếng với lối sống bầy đàn lên tới cả nghìn con.
Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc từ 6 tới 12 km/h, mặc dù có một số báo cáo cho rằng tốc độ có thể lên tới 27 km/h (điều này có thể xảy ra khi chúng bị giật mình hay bị tấn công).
Các loài chim cánh cụt nhỏ không lặn sâu và chỉ săn tìm mồi gần mặt nước và chỉ lặn khoảng 1-2 phút. Các loài chim cánh cụt lớn có thể lặn sâu khi cần thiết. Kỷ lục lặn sâu của chim cánh cụt hoàng đế lớn đã được ghi nhận là tới độ sâu 565m và kéo dài tới 20 phút.
Thằn lằn plumed basilisk, chạy như bay trên mặt nước với tốc độ tối đa 24,1km/h
Khi gặp nguy hiểm, plumed basilisk có thể bứt tốc đạt 24,1 km/h.
Khác hẳn với lũ tắc kè thi thoảng thấy ngoài vườn, thằn lằn plumed basilisk nổi tiếng với khả năng "khinh công chạy trên nước", khiến giới mê bò sát mê mẩn.
Bọn này sinh sống chủ yếu ở Trung Mỹ đến phía tây Panama, kích thước trung bình khoảng 25cm, tính cả đuôi thì có thể đạt 91cm.
Là 1 dạng bò sát khó tính, plumed basilisk có tính sở hữu rất cao. Con nào khỏe nhất sẽ nắm 1 dàn "hậu cung" bò sát cái.
Bọn này không ham di chuyển nhiều mà thường đứng 1 chỗ nghe ngóng im như phỗng - một khi gặp nguy hiểm, plumed basilisk có thể bứt tốc đạt 24,1 km/h, thậm chí lướt đi trên mặt nước như chuyện cơm bữa - chính vì thế nó còn có biệt danh "Jesus Lizard".