3 phương án ứng phó thảm họa nước biển dâng

Trước dự báo mực nước biển dâng cao 1 m vào năm 2100, các nhà khoa học đưa ra 3 phương án ứng phó thảm họa tại cuộc họp do Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức vào ngày 20/6. Trong đó, có phương án tái định cư di dời nhà cửa cơ sở hạ tầng ra khỏi khu vực nguy hiểm nước biển dâng để vào sâu trong lục địa.

Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới dự báo, Việt Nam là một trong 2 nước (Bangladesh) bị tác động tồi tệ nhất trên thế giới do nước biển dâng. Theo đó, phần lớn đất màu mỡ nhất của Việt Nam sẽ bị chìm ngập, đất nông nghiệp và GDP đều chịu những tác động xấu.

Tác động của mực nước biển dâng đối với vùng ven bờ được đánh giá trên cơ sở kịch bản của IPCC (Uỷ ban Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu) đến năm 2100 mực nước biển dâng cao 1m.

Tại Hội thảo ’’Dự báo biến đổi khí hậu toàn cầu, vấn đề mực nước biển dâng’’ do Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức ngày 20/6, GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật (KHKT) Việt Nam nhận định, khi nước biển dâng 1m sẽ là thảm họa của dân tộc vì mất đất sinh sống!

Các nhà khoa học nhận định rằng, khoảng chục năm trở lại đây, hai hiện tượng biến đổi khí hậu chính là khí nhà kính và ENSO (gồm pha nóng El Nino và pha lạnh El Nina xảy ra trên vùng biển xích đạo - Thái Bình Dương ).

TS Nguyễn Thế Tưởng, Hội KHKT Biển Việt Nam đưa ra dẫn chứng, nhiệt độ trung bình của Việt Nam tăng khoảng 0,3 độ C; Hiện tượng ENSO ngày càng tác động gây ra những biến động mạnh mẽ về thời tiết khí hậu năm này qua năm khác.

Mực nước biển dâng 1m gây ngập lụt, đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, khu vực vùng biển Xuân Thủy (Nam Định). Dân các vùng ven biển sẽ chịu ngập lụt hàng năm.

Rừng ngập mặn sẽ làm hàng loạt các khu rừng hiện nay bị chìm ngập hẳn. Mực nước biển dâng sẽ uy hiếp các công trình bảo vệ các khu dân cư thành phố, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh- nơi mà gần đây thường xuyên xảy ra hiện tượng triều cường mà chưa có nhà khoa học nào đưa ra ý kiến cụ thể về hiện tượng này.

Nước biển dâng đe dọa các công trình công nghiệp, giao thông (cảng biển), đê điều, sạt lở chân móng công trình, chi phí gia cố tăng cường là rất tốn kém. Hoạt động của các giàn khoan dầu khí, hệ thống vận chuyển dầu và khí trên biển, các nhà máy điện xây dựng ven biển sẽ bị ảnh hưởng.

Trường hợp nước biển dâng, nơi này sẽ chìm trong biển nước và người dân không còn đất sống. Trong ảnh: Một góc biển Nha Trang (Ảnh: K. Minh)

Mực nước biển dâng sẽ làm các quần xã sinh vật thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung bị giảm sút, các chế độ thủy hóa, lý, sinh xấu đi, sinh vật biển bị tổn hại. Dự báo trữ lượng các loài hải sản kinh tế sẽ giảm đi 1/3 so với hiện nay.

TS Nguyễn Thế Tưởng đưa ra 3 biện pháp thích ứng: bảo vệ đầy đủ (tôn cao các tuyến đê, tăng cường quản lý ven bờ, ngăn ngừa xâm nhập mặn, tôn cao đất đai và các công trình ven biển như các cảng, khu kho bãi, khu công nghiệp...); Biện pháp thích nghi (cải tạo cơ sở hạ tầng và chuyển đổi tập quán sinh hoạt của dân cư ven bờ); Biện pháp né tránh (tái định cư di dời cơ sở hạ tầng ra khỏi khu vực nguy hiểm vào sâu trong lục địa).

Theo TS Tưởng, có thể tùy theo tình hình thực tế ở các địa phương để vận dụng và thực hiện một trong số 3 phương án này.

Được biết, trước đây cũng có một kịch bản nước biển dâng được đưa ra ở 3 mức: 0,5m - 1m - 1,5m. Theo đó, ở mức 1m thì TP Hồ Chí Minh sẽ bị ngập hết.

Kiều Minh

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video