33 đại dự án của Trung Quốc đang thay đổi bộ mặt thế giới (Phần 1)

Để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hàng trăm triệu người dân di cư mỗi năm, Trung Quốc không tiếc hàng tỷ USD xây dựng các đại dự án cơ sở hạ tầng.

Từ đường cao tốc nối hai đầu đất nước, tới nhà máy phong điện lớn nhất thế giới, hay thành phố khổng lồ giữa lòng sa mạc, Trung Quốc đang cho cả thế giới thấy độ bề thế của các công trình thời hiện đại.

Business Insider vừa đăng tải danh sách 33 dự án quy mô nhất đã, đang và sẽ được triển khai của Trung Quốc.


110 triệu USD: Được bật vào tháng Chín vừa qua, kính thiên văn Pingtang hiện là kính viễn vọng vô tuyến lớn thứ hai trên thế giới. Kính có đường kính 500 mét, được lắp đặt từ hơn 4.000 tấm kính tam giác khổng lồ.


176 triệu USD: Cơ sở nghiên cứu bức xạ Synchrotron Thượng Hải là nơi tiến hành nhiều công trình khoa học lớn của Trung Quốc, cũng là cơ sở nghiên cứu "khủng" nhất cả nước.


200 triệu USD: Nhà hát opera Quảng Châu là một trong ba nhà hát lớn nhất Trung Quốc, được thiết kế bởi kiến trúc sư Zaha Hadid.


473 triệu USD: Tần Lĩnh là đường hầm cao tốc dài nhất Trung Quốc, chạy dài 18 cây xuyên lòng núi Zhongnan.


532 triệu USD: Dự án điện lưới Hải Nam sẽ được lắp đặt dây cáp ngầm thứ hai nối đảo Hải Nam đến Đại lục, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2017.


717 triệu USD: Đường sắt Kashgar-Hotan kết nối tất cả các thành hố và thị trấn ở Lòng chảo Tarim, Tây Nam Trung Quốc.


760 triệu USD: Trụ sở truyền hình Trung ương Trung Quốc là tổ hợp gồm 6 cấu trúc thẳng đứng, cao 473m.


900 triệu USD: Dự án thủy điện Tianhuangping của Trung Quốc có quy mô lớn nhất châu Á. Nó cấp điện cho toàn miền Đông Trung Quốc.


1,1 tỷ USD: Dự án trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải, là tổ hợp chứa khách sạn cao 2,6km, cao thứ hai thế giới.


1,3 tỷ USD: Ngọc trai Baltic là dự án phát triển ở nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm các khu dân cư và thương mại ngoại ô thành phố St. Petersburg, Nga.


1,7 tỷ USD: Cầu sông Vũ Hán Tianxingzhou Dương tử là cầu đường bộ kết hợp đường sắt, vượt sông Dương Tử ở thành phố Vũ Hán.


1,7 tỷ USD: Đường tàu Nam Kinh được hoàn thành vào năm 2005, phục vụ 2 triệu lượt khách mỗi ngày.


1,8 tỷ USD: Đường hầm Thượng Hải sông Dương Tử dài gần 26km là cây cầy dây văng dài thứ năm thế giới.


1,9 tỷ USD: Thành Đô Song Lưu sân bay là sân bay đông thứ tư ở Đại lục. Năm 2015, sân bay này phục vụ 42 triệu hành khách.


2,12 tỷ USD: Ga Vũ Hán đón một số đoàn tàu nhanh nhất thế giới, có những đoàn chạy với vận tốc 300km/h


2,2 tỷ USD: Giai đoạn 2 của nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn đã được bổ sung vào nhà máy ban đầu được hoàn thành vào năm 2011. Nó sở hữu nhiều lò phản ứng hạt nhân nhất thế giới.


2,4 tỷ USD: Tháp Thượng Hải 128 tầng cao 633 mét là nhà chọc trời cao nhất Trung Quốc và cao thứ hai thế giới.

Cập nhật: 28/11/2016 Theo bizlive
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video