40 sự thật thú vị, bất ngờ về mặt trời mà bạn chưa biết (P2)

Có lẽ hầu hết mọi người chỉ biết Mặt Trời là ngôi sao sáng và to nhất trong Hệ mặt trời, cung cấp ánh nắng và nhiều dưỡng chất - hóa chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. Trên thực tế, có rất nhiều điều về Mặt trời sẽ làm bạn choáng váng không thể tưởng tượng được khi nghe tới.

21. Nếu khởi hành từ Trái Đất bằng một chiếc máy bay bình thường có vận tốc 664km/h, chúng ta phải mất đến 20 năm đi không ngừng nghỉ mới tới được Mặt Trời.

22. Đường kính xích đạo của Mặt Trời suýt soát bằng đường kính hai cực của nó khoảng 10 km, nghĩa là Mặt Trời gần như là một quả cầu hoàn hảo. Nhưng hiện tại, Mặt trời không phải là quả cầu hoàn hảo nhất trong Hệ mặt trời, bởi quả cầu hoàn hảo nhất chính là sao Kim.

23. Trái Đất của chúng ta mất 24 tiếng để quay quanh trục của nó, còn Mặt Trời phải mất đến 25 ngày để quay quanh trục của nó. Nhưng 25 ngày là ở vùng xích đạo; còn ở 2 cực Mặt Trời phải mất đến 36 ngày mới quay hết được một vòng. Điều này chính là lý do tại sao tốc độ quay của Mặt Trời tỷ lệ nghịch với vĩ độ. Khi kết hợp với độ nghiêng của trục Mặt trời, vĩ độ càng cao thì tốc độ quay càng chậm. Hãy thử tưởng tượng rằng nếu bạn cắm một chiếc bút chì xuyên qua quả táo một góc, nó sẽ nhô ra ở phần đỉnh và phần đáy của quả táo. Bây giờ, nếu xoay quả táo, phần giữa của quả táo sẽ quay nhanh hơn so với phần góc của quả táo.

Mặt Trời cách tâm thiên hà khoảng 24 đến 26 nghìn năm ánh sáng.

24. Mặt Trời cách tâm thiên hà khoảng 24 đến 26 nghìn năm ánh sáng và phải mất đến 225 – 250 triệu năm Mặt trời mới có thể hoàn thành một vòng quay.

25. Giả sử Mặt Trời quay xung quanh tâm thiên hà Milky Way mất đến 225 – 250 triệu năm với vận tốc trung bình 220km/giây (khoảng 136.7 dặm/giây).

26. Năng lượng trong lõi Mặt Trời được tạo ra bởi các phản ứng hạt nhân khi hạt hidro bị đốt cháy thành hạt heli. Khi đó, Mặt Trời có thể sản xuất ra khoảng 386 tỷ MW (megawatt).

27. Trên thực tế, khí heli nhẹ hơn khí hidro nên khi hạt hidro tổng hợp lại thành hạt heli trong lõi Mặt Trời, khối lượng của nó sẽ giảm đi một ít.

28. Trong quá trình xảy ra phản ứng hạt nhân ở Mặt trời, nhiệt độ lõi có thể lên đến 150 triệu độ C.

29. Bề mặt của Mặt Trời có nhiệt độ khoảng 5.500 độ C, mặc dù ở đây dường như mát hơn nhiều so với phần lõi.

30. Các phản ứng hạt nhân trong lõi của Mặt Trời gây ra sức nóng kinh khủng và làm lõi nở ra. Nếu không có lực hút khổng lồ bên trong thì Mặt Trời đã phát nổ như một quả bom.

31. Mặt Trời có từ trường rất mạnh, đó là lý do tại sao xảy ra hiện tượng bão từ. Trong khoảng thời gian hiện tượng bão từ xảy ra, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy bão từ trên Mặt Trời thông qua hình ảnh: chúng là những nốt màu đen nhỏ hay còn gọi là "Sunspots - vết đen Mặt Trời". Trong cơn bão từ, các đường sức từ sẽ xoắn và quay mạnh tương tự như lốc xoáy trên Trái Đất vậy.

Mặt Trời có từ trường rất mạnh, đó là lý do tại sao xảy ra hiện tượng bão từ.

32. Số lần có bão từ "Sunspots - vết đen Mặt Trời" trên Mặt Trời nhiều nhất lặp đi lặp lại trong vòng 11 năm, có nghĩa là Mặt trời có một chu kỳ thực hiện hành vi đó trong vòng 11 năm 1 lần.

33. Đôi khi Mặt Trời tạo ra một thứ gì đó được gọi là gió mặt trời, đó là những luồng hạt tích điện như proton và electron, được đẩy ra và "thổi" khắp hệ Mặt Trời với tốc độ khoảng 450km/s.

34. Các cơn gió mặt trời này được tạo ra khi các hạt proton và electron tích đủ điện và động lực để có thể thoát khỏi trung tâm Mặt Trời, vượt ra khỏi sức hút khổng lồ của nó.

35. Những cơn gió từ Mặt Trời có thể gây ra hiện tượng nhiễu sóng trên Trái Đất và làm rối loạn quỹ đạo của tàu vũ trụ.

36. Ngoài ra, gió mặt trời cũng tạo ra một số hiện tượng cực quang ở các vùng cực, hiện tượng đuôi sao chổi và Aurora Borealis hay The Northern Lights ("Tia Cực Bắc", theo tiếng Latin là "bình minh phương bắc") cũng chính là do những cơn gió này gây ra.

Gió mặt trời cũng tạo ra một số hiện tượng cực quang ở các vùng cực.

37. Những hành tinh giống Trái Đất có từ trường mạnh thường làm chệch hướng những cơn gió từ Mặt Trời, làm chúng bị đẩy ngược lại và không thể tiếp xúc với bề mặt hành tinh.

38. Trong suốt lịch sử nhân loại, Mặt Trời có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa cổ. Mặt Trời thường được xem là Đấng ban sự sống và nhiều nền văn hóa thời xưa tôn vinh Mặt Trời như một vị thần. Người Ai Cập thờ Thần Mặt Trời là Ra và thần Mặt Trời của người Aztec là Tonatiuh.

39. Từ nhiều thế kỷ trước kia, những nhà chiêm tinh coi Trái Đất là trung tâm vũ trụ và Mặt Trời luôn quay quanh Trái Đất. Họ cho rằng Mặt Trăng là hành tinh gần với Trái Đất nhất, sau đó đến sao Kim, sao Thủy hoặc Mặt Trời.

40. Giả sử Mặt Trời bị mất đi bề mặt chiếu sáng, cả thế giới sẽ chìm trong bóng tối. Mặc dù trên thực tế, bề mặt của Mặt Trời sáng đến nỗi nhìn lâu sẽ làm phỏng võng mạc của bạn nhưng bên trong lõi của nó hoàn toàn đen kịt.

Cập nhật: 27/12/2016 Theo Nga Bui (quantrimang)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video