454 cú sét đánh xuống mặt đất ở Hà Nội chỉ trong 10 phút

Sáng 5/6, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra cảnh báo mưa to cục bộ, giông, lốc, sét khu vực nội thành Hà Nội.

Qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị giông sét và ra đa thời tiết phát hiện thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho khu vực Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, di chuyển và mở rộng sang khu vực nội thành thành phố Hà Nội.

Trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 9h sáng, vùng mây này gây mưa cho khu vực trên, sau đó sẽ lan sang các quận/huyện khác thuộc nội thành Hà Nội. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.


Hình ảnh sét đánh tại Hà Nội được ghi lại trong năm 2022. (Ảnh: 2Sao).

Chia sẻ cùng Sức khỏe Đời sống, TS Nguyễn Xuân Anh, Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt nam cho biết, Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á, là một trong ba tâm giông trên thế giới có hoạt động giông sét mạnh. Số ngày giông trung bình ở Việt Nam khoảng 100 ngày/năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ/năm. Trong một năm, Việt Nam có thể có tới 2 triệu cú sét đánh xuống đất. Hàng năm, số người tử vong vì sét đánh ở Việt Nam luôn ở mức cao so với khu vực.

Còn theo dự báo viên Nguyễn Thị Thanh Bình, Phòng Dự báo Số trị Viễn Thám, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sét đánh tuy không rải đều các tháng trong năm mà tập trung vào giai đoạn từ tháng 4-5 qua mùa hè đến đầu mùa thu, đặc biệt giai đoạn chuyển tiếp đầu và cuối hè.

Năm nay, mưa nhiều hơn mọi năm, tần suất xuất hiện các cơn mưa nhiều hơn. Mưa mùa hè được hình thành từ hầu hết các đám mây đối lưu, ngoài khả năng gây ra mưa rào còn gây ra dông, sét, tố lốc.

Nguyên tắc an toàn khi xảy ra giông sét

Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo cho người dân về nguyên tắc an toàn khi xảy ra giông sét.

Thứ nhất, khi trời sắp xảy ra giông thì biện pháp tránh sét tốt nhất là nên về nhà. Chỗ an toàn để tránh sét là toà nhà, hay công sở có lắp đặt hệ thống chống sét.


Khi trời sắp xảy ra giông thì biện pháp tránh sét tốt nhất là nên về nhà. (Ảnh: 2Sao)

Trong trường hợp không kịp chạy tìm các tòa nhà, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt... Tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp.

Không đứng thành nhóm người gần nhau. Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

Đối với các vật có bề mặt kim loại như xe buýt, tàu hoả, ô tô,... nếu không thò người ra ngoài và không chạm đến vỏ bọc thì ở những chỗ này là an toàn. Ngược lại đối với các ô tô, tàu thuỷ để hở hay không có vỏ bọc kim loại thì lại nguy hiểm. Sau khi nghe thấy tiếng sét 30 phút thì có thể trở lại làm việc bình thường.


Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. (Ảnh: Sức khỏe Đời sống)

Thứ hai, khi ở trong nhà thì nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.

Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Vô tuyến nối với dây anten để ngoài trời cũng rất cần rút ra khi có giông.

Cập nhật: 05/06/2024 SKĐS/VTV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video