Mây cầu vồng cực hiếm thắp sáng Vòng Bắc Cực

Bầu trời tối ở Vòng Bắc Cực gần đây tỏa sáng nhiều màu rực rỡ, nhưng hiện tượng này không phải do cực quang gây ra. Thay vào đó, cầu vồng óng ánh được tạo ra bởi những đám mây tinh thể băng nhỏ trôi nổi trong bầu khí quyển cao hơn bình thường.


Những đám mây nhiều màu tỏa sáng trên bầu trời đêm phía trên núi Jökultindur ở Iceland vào ngày 25/1. (Ảnh: Jónína Guðrún Óskarsdóttir).


Mây tầng bình lưu ở vùng cực được chụp tại Phần Lan vào ngày 26/1. (Ảnh: Finn Snaterse).

Theo báo cáo của Spaceweather.com, các đám mây, được gọi là mây tầng bình lưu ở vùng cực (PSC), chỉ hình thành khi tầng bình lưu bên dưới đạt đến nhiệt độ dưới âm 81 độ C. Thông thường, các đám mây không hình thành trong tầng bình lưu vì quá khô, nhưng ở nhiệt độ cực thấp này, "các phân tử nước có khoảng cách rộng bắt đầu kết hợp lại thành các tinh thể băng nhỏ" và hình thành nên các đám mây. Điều này có nghĩa là PSC có thể hình thành cao hơn nhiều so với các đám mây bình thường, từ 15 đến 25km so với mặt đất.

Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua những đám mây pha lê này, nó bị tán xạ, tạo ra nhiều bước sóng ánh sáng khác nhau, điều này đã khiến hiện tượng PSC được gọi tên là "đám mây cầu vồng". Do độ cao quá lớn của các đám mây, ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào các tinh thể và phân tán phía trên người quan sát ngay cả khi mặt trời ở ngoài đường chân trời, đó là khi những đám mây này xuất hiện sáng nhất.


Mây tầng bình lưu vào ngày 26/1 ở Östersund, Thụy Điển. (Ảnh: Göran Strand).

Theo Spaceweather.com, vào ngày 25/1, điều kiện đóng băng khắc nghiệt ở tầng bình lưu đã tạo điều kiện cho một đợt bùng phát PSC hiếm gặp trên khắp Vòng Bắc Cực, bao gồm Iceland, Na Uy và Phần Lan, Thụy Điển.

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Jónína Guðrún Óskarsdóttir đã chụp được loạt ảnh tuyệt đẹp về những đám mây rực rỡ phía trên đỉnh núi Jökultindur ở Iceland và nhiếp ảnh gia Fredrik Broms cũng chụp một loạt ảnh những ánh sáng đầy màu sắc phía trên Kvaløya gần Tromsø ở Na Uy.


Mây cầu vồng ở Iceland vào ngày 25/1. (Ảnh: Jónína Guðrún Óskarsdóttir).

Có hai loại mây PSC:

  • Loại I được làm từ hỗn hợp tinh thể nước đá và axit nitric, tạo ra màu sắc kém bắt mắt hơn và có thể liên quan đến sự hình thành các lỗ thủng tầng ozone.
  • Loại II gồm các tinh thể băng tinh khiết và tạo ra màu sắc sống động hơn. Những đám mây mới hình thành ở Bắc Cực thuộc loại II.

PSC loại II thường được gọi là mây xà cừ vì màu sắc óng ánh của chúng đôi khi trông giống với vân xà cừ được tạo ra trong vỏ của một số động vật thân mềm. Tuy nhiên, chúng hiếm hơn nhiều so với mây loại I.

Theo Spacewaether.com, các đám mây loại II thường xuất hiện không quá hai hoặc ba lần một năm ở Bắc Cực, thường là trong những tháng mùa đông lạnh. Tuy nhiên, theo NASA, các chuyên gia tin rằng cả hai loại mây PSC có thể xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai do biến đổi khí hậu tạo ra thời tiết khắc nghiệt hơn, có thể tác động trực tiếp đến tầng ozone.

Do màu sắc rực rỡ của chúng, mây xà cừ thường bị nhầm lẫn với cực quang ở Bắc Cực. Những hiện tượng phổ biến hơn này xảy ra khi các hạt năng lượng cao phát ra từ mặt trời di chuyển xuống các đường sức từ của từ quyển Trái đất.

Cập nhật: 02/02/2023 Nhân Dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video