5 khám phá khảo cổ ghê rợn liên quan đến lễ hiến tế của loài người

Việc hiến tế người luôn là góc khuất đáng sợ của lịch sử nhân loại. Những phát hiện khảo cổ dưới đây cho thấy sự man rợ vượt quá những gì chúng ta có thể tưởng tượng về nghi lễ này.

Nghi lễ hiến tế phụ nữ ở Trung Quốc

Thời kì Neolithic ở Trung Quốc kéo dài hơn 8000 năm, bắt đầu từ khoảng năm 10.000 trước CN. Thời kì tiền sử này được đánh dấu bằng việc con người bắt đầu chăn nuôi các loại gia súc (chủ yếu là lợn) và phát triển nông nghiệp. Thành phố lớn nhất trong số đó là Shimao. Được xây dựng khoảng 4300 năm trước, Shimao chỉ có người sinh sống trong 300 năm. Trong đống tàn tích của thành phố cổ này, các nhà khảo cổ đã khai quật được một phát hiện đáng sợ - 80 hộp sọ người mà không có phần thân thể nào đi cùng. Những hộp sọ này đều là của các phụ nữ trẻ chết cách đó 4000 năm. Các xét nghiệm kĩ hơn cho thấy những người này đã bị giết rất dã man bằng cách đánh chết hoặc thiêu sống. Theo các nhà nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến việc có nhiều phụ nữ bị chặt đầu và chôn tập thể như vậy có thể là do bị hiến tế để đánh dấu sự ra đời của thành phố.

Nghi lễ hiến tế người ở Sudan

Thời kì Neolithic chính là bước ngoặt trong lịch sử loài người và một trong những chiếc nôi của sự phát triển này chính là khu vực Shendi thuộc Sudan. Nằm trên khu vực đất màu mỡ bên cạnh sông Nile, nơi đây gắn liền với các loài vật nuôi được dùng để lấy sữa và lông thay vì chỉ dùng để lấy thịt. Rất nhiều cộng đồng cư dân ở đây đã phát triển các nghi lễ an táng người chết, như chôn các chiếc rừu và nhẫn đá cùng người chết. Dù những vụ hiến tế người được cho là khá hiếm, nhưng chúng vẫn diễn ra. Làng El Kadada ở thung lũng sông Nile có thể là nơi có những bằng chứng lâu đời nhất về hiến tế người ở châu Phi. Một nhóm nhà nghiên cứu Pháp đã khai quật một ngôi mộ, bên trong là xác của một người đàn ông và một phụ nữ, cùng 2 con dê và một con chó. Trong đó, người đàn ông và người phụ nữ quay mặt vào nhau. Ngôi mộ này có từ năm 3700 đến 3400 trước CN, cổ hơn gần 2000 năm so với các khu vực hiến tế người lâu đời khác. Đó là thành phố Mirgissa thuộc Ai Cập cổ đại, nằm tại Sudan ngày nay. Ở đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các xác người bị chặt đầu vào khoảng năm 1800 trước CN.

Nghi lễ hiến tế nô lệ của người Viking

Người Viking có thể không hung dữ như người ta thường nghĩ, nhưng các câu truyện về sự tàn bạo của họ thì vượt qua ngoài sự tưởng tượng. Khi người Viking tấn công khắp châu Âu, họ bắt người dân từ các ngôi làng, biến họ thành nô lệ và mang trở về vùng Scandinavia. Phụ nữ trở thành nô lệ tình dục. Nếu một nữ nô lệ có con với người chủ, ông ta có thể coi nó là con mình hoặc biến nó thành một nô lệ khác. Tàn bạo hơn, người Viking còn hiến tế các nô lệ để chôn cất cùng chủ nhân của họ. Một cuộc khai quật ở Flakstad, Nauy đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ cùng với 10 xác người, một số bị chặt đầu. Sau khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng những người chôn ở đó đều là nô lệ. Các bằng chứng đưa đến giả thiết rằng họ bị chặt đầu để làm món quà cho chủ nhân đã qua đời.

Nghi lễ hiến tế trẻ em của người Minoan

Minoan là một nền văn minh ở đảo Crete (ngoài khơi Hi Lạp) và phát triển trong thời đồ đồng từ năm 3000 đến 1100 trước CN. Đây vốn được coi là nền văn minh phát triển sớm nhất châu Âu, hệ thống chữ viết của họ (được gọi là Linear A) tới nay vẫn chưa được giải mã. Dù nền văn minh này xuống dốc khá nhanh sau vụ phun trào núi lửa phá hủy gần như toàn bộ đảo Crete, các nhà khảo cổ tin rằng, người Minoan là những người rất thông minh và đầy quyền lực, sở hữu các công nghệ tiên tiến thời đó và đề cao sự bình đẳng giới.

Nhưng ngay cả những nền văn hóa yên bình nhất cũng có những phong tục dã man. Ở khu vực Knossos, có những bằng chứng về việc hiến tế trẻ em và ăn thịt người. Các bức họa thời đó mô tả các nghi lễ tôn giáo, bao gồm cả việc hiến tế con người để dâng lên các vị thần. Trong một ngôi nhà của người Minoan, người ta khai quật được một ngôi mộ tập thể toàn trẻ em. Da thịt của chúng đã bị lột sạch, có thể là do nghi lễ ăn thịt người. Những bằng chứng khác chỉ ra những giáo phái xuất hiện khi xã hội bắt đầu đi xuống. Đó có thể là nguyên nhân làm gia tăng các nghi lễ thường gặp đồng thời khiến họ tiến hành ngày càng nhiều các vụ hiến tế để đối phó với thảm họa thiên nhiên.

Nghi lễ hiến tế của người Celt, Anh

Là một tộc người đa dạng, người Celts tới nước Anh năm 700 trước CN với những niềm tin tôn giáo khác nhau. Người Celt là từ chung được dùng ở đầu thế kỉ 18 để chỉ những tộc người với nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo tương tự nhau. Do sự đa dạng đó, không ngạc nhiên khi ở "người Celt" cũng có tục lệ hiến tế người. Rất nhiều xác ướp trong các đầm lầy ở châu Âu được tìm thấy là nạn nhân của những vụ hiến tế đó. Nổi tiếng trong số đó là xác của người đàn ông được đặt tên là Fissured Fred. Được khai quật vào năm 1981, Fred được tìm thấy cùng với các công cụ và vũ khí. Người đàn ông này đã phải chịu một cú đập rất mạnh vào gáy cách đây 2500 năm. Dù làm mẻ hộp sọ nhưng cú đánh đó không đủ để giết anh. Những gì xảy ra với anh sau đó là một bí ẩn, vì phần lớn xác anh vẫn chưa được tìm thấy. Tuy vậy, với hoàn cảnh được chôn cất và những món đồ được tìm thấy bên cạnh, có thể kết luận là Fred đã bị giết một cách dã man trong một nghi lễ.

Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video