5 trận chiến đơn lẻ đẫm máu nhất lịch sử nhân loại: Xác người chất đống

Các trận chiến Gettysburg, Cannae hay trận Stalingrad là những trận chiến thảm khốc xét về tổn thất quân số và sức phá hủy.

1. Trận Gettysburg, Nội chiến Mỹ (năm 1863)

  • Tham chiến: Liên bang miền Bắc - Liên minh miền Nam
  • Tổn thất: Liên bang miền Bắc: 23.000 - Liên minh miền Nam: 23.000
  • Kết quả: Liên bang miền Bắc thắng.

Theo Military History, đây là trận chiến đánh dấu bước ngoặt của Liên bang miền Bắc, đồng thời cũng ghi nhận số lượng tổn thất lớn nhất trong cuộc Nội chiến Mỹ. Sau hàng loạt lợi thế ban đầu, đại tướng Lee dẫn quân miền Nam tiến đánh vùng kiểm soát của Liên bang miền Bắc.

Giao tranh diễn ra kịch liệt trong suốt ba ngày trước khi quân đội miền Bắc giành được thắng lợi, đẩy lùi đối phương. Trận đánh được ghi nhận là trận chiến quan trọng nhất của cuộc Nội chiến Mỹ, ghi dấu địa danh Gettysburg và trở thành biểu tượng cho nghị lực và chiến thắng của Liên bang miền Bắc.

2. Trận Cannae, La Mã (năm 216 TCN)

  • Tham chiến: Đế quốc Carthage – quân La Mã
  • Tổn thất: Carthage: 10.000 – La Mã: 50.000
  • Kết quả : Đế quốc Carthage thắng.

Sau khi dẫn quân Carthage vượt núi Alps, đánh thắng quân đội La Mã tại hai chiến trường Trebia và hồ Trasime, nay thuộc Italy, đại tướng Hannibal chuẩn bị cho cuộc chiến quyết định. Để đối phó, quân La Mã tập trung bộ binh hạng nặng tại vị trí trung tâm với hy vọng phá vỡ vùng giữa của phe Carthage.

Đoán trước chiến lược tấn công trực diện của địch, tướng Hannibal xếp đội quân tinh nhuệ nhất ở hai bên hông. Khi đội quân trung tâm của Carthage rút lui, quân hai phía lập tức tiến lên. Bị vây hãm từ hai bên, quân La Mã buộc phải tiến lên phía trước, hoàn toàn không biết họ đã mắc bẫy.

Cuối cùng, kỵ binh Carthage càn quét và nối vòng vây, hoàn toan bao vây quân La Mã. Trong trận chiến áp sát không có lối thoát, binh lính La Mã buộc phải chiến đấu tới khi chết. Trận chiến kết thúc với cái chết của 50.000 quân và 2 chỉ huy phe La Mã.

3. Ngày đầu trận Somme, Thế chiến I (1/7/1916)

  • Tham chiến: Anh – Đức
  • Tổn thất: Anh: 60.000 – Đức: 8.000
  • Kết quả: Bất phân thắng bại

Đây là ngày đẫm máu nhất trong lịch sử của quân đội Anh, đồng thời mở màn cho Thế chiến I sau đó kéo dài nhiều tháng, làm 1 triệu người chết. Kế hoạch của Anh là sử dụng pháo để phá hủy tuyến phòng thủ của quân Đức, tạo điều kiện cho quân Anh và Pháp tiến đánh và đóng chiếm chiến hào của địch.

Tuy nhiên, việc nã pháo không đạt kết quả như mong đợi. Khi quân Anh tiến lên, quân Đức bắt đầu nã súng máy. Bộ binh của quân đội Anh không được bảo vệ và bị kẹp giữa hai làn đạn của địch và hỗ trợ từ phía sau. Tới nửa đêm, tuy chịu nhiều tổn thất, quân Anh vẫn giành được một số mục tiêu nhất định. Các cuộc tấn công sau đó tiếp diễn tới tận tháng 10.

4. Trận Leipzig, châu Âu (năm 1813)

  • Tham chiến: Pháp – Liên minh Áo, Phổ, Nga
  • Tổn thất: Pháp: 30.000 – Liên minh: 54.000
  • Kết quả: Liên minh chiến thắng

Trận Leipzig là thất bại quyết định của Hoàng đế Napoleon và là trận đánh lớn nhất ở châu Âu trước Chiến tranh Thế giới I. Dù hứng chịu tấn công từ nhiều phía, quân đội Pháp đã chiến đấu quyết liệt, giữ chân đối phương tại bờ vịnh trong hơn 9 giờ trước khi thất bại vì chêch lệch lực lượng.

Trong tình thế cấp bách, Hoàng đế Napoleon ra lệnh rút quân qua chiếc cầu duy nhất. Nhưng chiếc cầu nổ tung, giữ chân 20.000 lính Pháp, rất nhiều trong số đó đã chết đuối khi cố gắng vượt sông. Thất bại của Napoleon mở đường cho Liên quân tiến vào nước Pháp.

5. Trận Stalingrad, Liên Xô (1942-1943)

  • Tham chiến: Đức Quốc xã – Liên Xô
  • Tổn thất: Đức: 841.000 – Liên Xô: 1.130.000
  • Kết quả: Liên Xô chiến thắng

Quân Đức Quốc xã bắt đầu cuộc tấn công bằng hàng loạt vụ ném bom từ lực lượng không quân Luftwaffe, phá hủy thành phố Stalingrad. Nhưng các vụ tấn công đã tạo ra địa hình bất lợi cho chính phe Đức. Khi tiến quân, họ buộc phải chiến đấu với quân đội Liên Xô trong những ngôi nhà đổ vỡ. Dù sau đó kiểm soát hơn 90% thành phố, đội quân Wehrmacht của Đức cũng không thể tiêu diệt những binh lính Liên Xô còn lại. T

Thời tiết bắt đầu trở lạnh, tháng 11/1942, Hồng quân quyết định tấn công cùng lúc hai mũi vào Quân đoàn 6 của Đức tại Stalingrad. Hồng quân phá hủy hệ thống phòng ngự và bao vây quân đoàn 6 của Đức. Tuy đội quân phải hứng chịu đói, lạnh và các cuộc tấn công của Liên Xô, Hitler từ chối để quân đoàn này rút lui. Tháng 2/1943, sau thất bại phá vây của quân Đức và nguồn tiếp ứng bị cắt đứt, Quân đoàn 6 bại trận.

Cập nhật: 17/12/2020 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video