7 kiến thức khoa học siêu thú vị mà chúng ta đã bỏ lỡ khi ở trường

Thời gian đi học có hạn, nên sẽ có những kiến thức, thông tin khoa học buộc phải bị bỏ qua. Bài viết này sẽ đề cập đến những điều như vậy.

Nhắc nhiều nhưng vẫn phải nhắc lại, ấy là kiến thức của nhân loại là vô tận. Trải qua thời gian, kho báu vô tận ấy lại tiếp tục được rộng mở, trong đó có những kiến thức cực kỳ thú vị nhưng rất ít người có thể nắm được.

Cũng phải thôi, khoa học vốn khô khan mà.

1. Nước có thể sôi và đóng băng trong cùng một thời điểm

Nước thì ai cũng biết rồi, tồn tại được dưới 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Tuy vậy, có một điểm mà nước có thể vừa đun sôi, vừa đóng băng cùng lúc. Đó là khi nước đạt đến điểm ngã ba của chất lỏng - triple point.


Triple point là thời điểm mà nước có thể đun sôi và đóng băng cùng lúc.

Khi đó, nhiệt độ và áp suất của nước vừa đủ để cả 3 dạng thù hình của nước cùng tồn tại trong điều kiện nhiệt động học.

Cụ thể với nước, điều kiện cần có là nhiệt độ đạt 0,01°C và áp suất 0,00603659 atm. Lúc này khi nước sôi, hơi nước bốc lên sẽ mang theo năng lượng, hạ thấp năng lượng của phần nước còn lại khiến nó đóng băng. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại, trong khi nhiệt độ và áp suất tổng thể vẫn được giữ nguyên.

2. Chúng ta có thể tạo ra "thác nước laser"


Sở dĩ có hiện tượng trên là do tia nước bị bẻ cong.

Ánh sáng thì luôn đi theo đường thẳng. Tuy nhiên, sở dĩ chúng ta có thể làm được chuyện này là vì một hiện tượng vật lý khá thú vị: phản xạ toàn phần.

Hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng tiến vào mặt phân cách giữa 2 môi trường ở một góc độ khác - ở đây là do tia nước bị bẻ cong - nó sẽ bị khúc xạ, thay vì tiếp tục đi thẳng. Và vì quá trình này xảy ra liên tục, toàn bộ tia sáng sẽ bị bẻ cong theo tia nước.

3. Bạn không hiểu tốc độ tàu vũ trụ của con người nhanh khủng khiếp thế nào đâu


So sánh vận tốc của tàu vũ trụ New Horizons (58.000km/h) và máy bay SR-71 Blackbird (máy bay nhanh nhất hiện nay, vận tốc đạt 4.345km/h).

Tên lửa vũ trụ tất nhiên là nhanh rồi. Thế nhưng, cái cảm giác mất gần một năm để đến sao Hỏa, hay mất vài chục, vài trăm năm để đến những hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời quả là dễ khiến nhiều người nghĩ rằng tên lửa... bay như rùa.

Có điều, chúng ta đã quên rằng vũ trụ thực sự rất rộng lớn. Chính vì thế để đạt được quãng thời gian 8 tháng, tàu vũ trụ phải có tốc độ nhanh khủng khiếp.

4. Điều gì sẽ xảy ra khi hố đen vũ trụ nuốt một ngôi sao?

Hố đen vũ trụ là một trong những vùng không gian bí ẩn nhất trong vũ trụ, với trọng lực cực kỳ mạnh, đủ sức hút bất kỳ thứ gì, kể cả ánh sáng.


Ngôi sao di chuyển đến gần hố đen lập tức bị hút vào.

Nhưng điều này không có nghĩa cứ bị hút vào là sẽ chìm trong một vùng tăm tối. Khi hố đen hút một ngôi sao, nguồn năng lượng quá lớn sẽ khiến nó... trớ - phun ra một cột plasma trải dài hàng trăm năm ánh sáng.

5. Độ mạnh của những vụ nổ trên Mặt trời


Mặt trời là một khối năng lượng không hề bình lặng, bởi vì nó... nổ suốt ngày.

Và bạn biết không, mỗi vụ nổ trên Mặt trời đều giải phóng một khối năng lượng tương đương... 100 triệu quả bom nguyên tử 100 megaton (1 megaton = 1 triệu tấn thuốc nổ TNT). Để hình dung rõ hơn thì quả bom Fat Man Mỹ thả xuống Nhật Bản vào năm 1945 chỉ đạt khoảng 21 kiloton (tương đương 21.000 tấn thuốc nổ TNT) mà thôi.

6. "Life-hack" giúp bạn nhìn được khi quên kính

Thân là người bị cận thì kính phải là vật bất ly thân, vì nếu hôm nào chẳng may "ly thân" - hôm đó quả là một thảm họa. Mắt mũi cứ phải nheo nheo lại đến khổ sở mà vẫn chẳng thể nhìn thấy gì.

Tuy vậy, có một mẹo nhỏ giúp team bị cận ít nhiều cũng nhìn được những gì cần nhìn. Đó là nhìn qua một lỗ nhỏ như hình sau.


Việc giới hạn góc độ nhìn sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn.

Việc giới hạn góc độ nhìn như vậy sẽ giúp chúng ta tập trung ánh sáng vào võng mạc, qua đó hình ảnh sẽ trở nên rõ nét hơn.

7. Bạn sẽ chết nhanh hơn nếu hứng một quả lựu đạn dưới nước


Sóng xung kích lan truyền dưới nước khiến phổi của bạn bị ép xẹp.

Điều này là sự thật, vì những gì xảy ra với những quả bóng bay trong hình trên cũng chính là điều sẽ xảy ra với phổi của bạn.

Sóng xung kích từ vụ nổ sẽ lan truyền qua nước, khiến phổi của bạn bị ép xẹp lép, thậm chí là thủng phổi.

Cập nhật: 10/06/2016 Theo Trí Thức trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video