7 lời khuyên để tránh bị mất cắp thông tin

Thanh toán qua mạng- bao gồm thanh toán trực tuyến, các dịch vụ thẻ ngân hàng…, đang ngày càng phổ biến dần ở nước ta. Kèm theo sự tiện lợi là nguy cơ mất cắp các thông tin cá nhân về tài khoản, mật mã...

Bảy lời khuyên sau đây trích ra từ những lời khuyên của Hội đồng thương mại Liên bang Mỹ hy vọng có thể giúp bạn ít nhiều:

1. Hạn chế tiết lộ nhiều thông tin về cá nhân qua điện thoại, qua email, qua các dịch vụ trên Internet, nhất là qua các cuộc nói chuyện với những người lạ hoặc ít gặp mặt.

Một số kẻ gian có thể lợi dụng là người của ngân hàng hoặc công ty cung cấp dịch vụ để “gạ gẫm” bạn tiết lộ thông tin.

Trong trường hợp cần thiết thì thông tin cung cấp với người có thẩm quyền được biết cũng rất hạn chế.

Ví dụ trong 3 loại thông tin là username, số PIN, ID Card, thì thường chỉ tiết lộ một. Nếu một ai đó yêu cầu bạn tiết lộ toàn bộ tức thị kẻ đó “có vấn đề”. Người quản lý thường chỉ yêu cầu bạn tiết lộ một trong các thông tin cần để chứng thực mà thôi.

2. Hãy hỏi người cung cấp dịch vụ của bạn (ngân hàng, ISP) về chính sách cần thiết khi tiết lộ thông tin. Trong trường hợp nào thì thông tin mới được tiết lộ hoàn toàn.

Nếu cần, có thể yêu cầu người có thẩm quyền cho biết nguyên nhân để cần biết các thông tin đó, hoặc chỉ cần nói một phần trong một thông tin.

Ví dụ password bạn là 123456, thì nhiều lúc bạn chỉ cần ghi 123… là đủ. Tự người quản lý sẽ có cách để biết và xác nhận khi họ cần.

3. Hãy lưu ý những người trong cùng gia đình bạn vì đôi khi chính họ là người vô tình tiết lộ các thông tin quan trọng giúp kẻ lừa đảo lần ra dấu vết.

Và tuyệt đối không chứa bất cứ thông tin gì thuộc về cá nhân trên máy tính dùng chung của gia đình.

4. Cất giữ tất cả những gì thuộc về cá nhân, như hóa đơn tính tiền, thẻ bảo hiểm, hợp đồng có chứa thông tin nhạy cảm vào nơi an toàn, không vất bừa bãi, có thể bị lộ thông tin một cách vô ý.

5. Không đặt mật mã là những thông tin mang tính phổ biến, như tên của bố mẹ, người thân, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân…nói chung là những thông tin mà bạn thường dùng để giao tiếp…

Và để lưu trữ những thông tin này, tốt nhất cũng không nên lưu trữ trong các thiết bị thường sử dụng. Chẳng may bạn bị mất nó, thì nguy cơ rò rỉ thông tin là rất lớn.

6. Theo dõi những thông tin truy xuất vào tài khoản của mình khi có thể, và tránh làm việc đó ở những nơi công cộng, nhất là các dịch vụ Internet.

Khi tiến hành kiểm tra, tốt nhất hãy chắc rằng máy tính bạn đang sử dụng sạch sẽ (không virus, không có các chương trình theo dõi, và không bị người khác theo dõi).

7. Nếu bạn là người sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, hãy nhờ ngân hàng thống kê về tình hình thu chi trong một năm. Ngoài lý do bảo mật, đây cũng là phương pháp giúp bạn quản lý tốt nhất tài sản và khả năng chi tiêu của mình.

Xin nhớ rằng, bảo mật an toàn chính là chính sách chứ không phải là ngăn chặn. Điều đó có nghĩa là nếu bạn rèn cho mình một lối sinh hoạt và các biện pháp phòng tránh hợp lý, thì bạn có thể yên tâm gối cao đầu mà ngủ.

Theo PC Magazine, Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video