9 thắc mắc phổ biến về đột quỵ bạn nên ghi nhớ

Bệnh đột quỵ có di truyền không; hoa mắt chóng mặt có phải là triệu chứng đột quỵ; làm sao phòng ngừa?... là những câu hỏi thường thấy về bệnh đột quỵ.

Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh nội mạch Mahen Nadarajah giải đáp 9 thắc mắc thường gặp về đột quỵ:

Nguyên nhân gây đột quỵ

Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não. Đột quỵ có hai loại: Xuất huyết não (do vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (do tắc mạch máu não).

Cách phát hiện người bị đột quỵ

Bạn nên nhớ nguyên tắc FAST, tức là Face (mặt), Arm (tay), Speech (nói), Time (thời gian), tương ứng dấu hiệu méo mặt, khó nói, tay yếu. Khi có một người xuất hiện các triệu chứng này, bạn hãy nhớ đến thời gian vàng cấp cứu đột quỵ và gọi cấp cứu 115 ngay.


4 dấu hiệu phát hiện người bị đột quỵ.

Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có phải biểu hiện của đột quỵ?

Đó có thể đó là dấu hiệu ban đầu của đột quỵ. Tuy nhiên để biết chính xác, bạn cần đến bệnh viện để chụp mạch máu não mới biết rõ được.

Tại sao một người đang khỏe mạnh bỗng dưng bị đột quỵ mà không có triệu chứng gì?

Đột quỵ là bệnh của mạch máu não. Bệnh thường không có triệu chứng điển hình, chỉ có thể phát hiện được những chỗ hẹp trong lòng mạch máu khi khám tầm soát. Trên thực tế hầu hết trường hợp phát hiện đột quỵ ở thời điểm muộn, khi đó mạch máu đã bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Có nhiều người đang khỏe mạnh không có triệu chứng gì về bệnh lý, tự nhiên ngã khi đứng khom người hay đang đi vệ sinh. Đưa vào tại bệnh viện, bác sĩ mới phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ.

Gia đình có người bị tai biến, vậy tôi có nguy cơ bị tai biến hay không?

Một số yếu tố gia đình và di truyền có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Trường hợp có người thân từng bị tai biến, bạn nên tầm soát mạch máu não để phòng ngừa và điều trị sớm nếu phát hiện bất thường.

Đột quỵ có liên quan đến lối sống?

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng ít vận động, ăn uống nhiều chất béo và bột đường cũng dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.

Độ tuổi nào là dễ bị đột quỵ nhất?

Trên 65 tuổi.

Một số loại thuốc đông y được cho là giúp ngăn ngừa đột quỵ, có thật sự hiệu quả?

Lượng hoạt chất điều trị trong các thuốc này rất thấp, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của chúng trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

Những người dễ bị đột quỵ

Người bị cao huyết áp

Huyết áp từ 140/90 có thể gây hỏng động mạch cung cấp máu lên não. Người bị huyết áp cao còn dễ bị các bệnh về mạch máu, tim, não. Bệnh có thể dẫn đến những khiếm khuyết, hình dạng bất thường trong mạch máu. Chỉ cần sự thay đổi huyết áp lớn, các mạch máu - vốn đã bị tổn thương - sẽ vỡ ra, gây nên các cơn đột quỵ bất ngờ.

Người bị bệnh tim

Đây là nhóm có nguy cơ cao thứ 2 trong số những người dễ bị đột quỵ. Một số bệnh lý về tim mạch gồm có rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… Đây cũng nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người sống sót sau cơn đột quỵ.

Tiểu đường

Đái tháo đường là bệnh mạn tính và diễn tiến âm thầm. Điều nguy hiểm nhất của bệnh nhân mắc tiểu đường đó là các biến chứng tim mạch, tổn thương dây thần kinh, mắt, thận…

Mạch máu của bệnh nhân tiểu đường dễ bị tổn thương, khiến nguy cơ đột quỵ ở những người này cao gấp 2-4 lần so với nhóm bình thường.

Người có tiền sử bị thiếu máu cục bộ thoáng qua


Các cơn thiếu máu thoáng qua là cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ trong tương lai. (Ảnh: Freepik).

Các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIAs) còn được gọi là đột quỵ ngắn. Bệnh nhân có triệu chứng như đột quỵ nhưng không kéo dài. TIAs đặc trưng bởi các cơn đột quỵ nhỏ kéo dài vài phút đến 24 giờ do nơi cấp máu lên não tạm thời bị gián đoạn. Tình trạng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng ngay khi nó xảy ra nhưng lâu dài, nó là dấu hiệu cảnh báo các cơn đột quỵ trong tương lai.

Những người có tiền sử bị thiếu máu cục bộ thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao gấp 10 lần so với nhóm còn lại.

Cholesterol trong máu cao

Cholesterol cao là thủ phạm hủy hoại các lớp áp trong của mạch máu khắp cơ thể, đặc biệt ở tim, não. Mức Cholesterol cao cũng gây xơ cứng động mạch do tích tụ mảng bám, tăng nguy cơ máu bị đóng cục, cản trở việc cung cấp máu lên não.

Người nghiện thuốc lá, rượu bia

Hút thuốc đã được chứng minh là thủ phạm khiến các cơn đột quỵ dễ ghé thăm bạn. Một nghiên cứu cho thấy nhóm hút thuốc lá dưới 11 điếu/ngày có khả năng bị đột quỵ cao gấp 46% so với người không hút. Nếu một người hút 2 gói thuốc/ngày, nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần.

Tương tự, những người uống hơn 2 ly rượu/ngày sẽ làm tăng huyết áp và dễ dẫn tới tai biến mạch máu não.

Lạm dụng thuốc

Lạm dụng các thuốc tiêm tĩnh mạch dễ khiến cơ thể hình thành các cục máu đông. Cocaine và chất kích thích tiêm thẳng vào mạch máu dễ gây đau tim, sốc phản vệ, đột quỵ.

Cập nhật: 09/12/2020 Theo VnExpress/zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video