Đổ mồ hôi để thải độc tố: Sự thật sẽ khiến bạn… ngã ngửa!

Nhiều người vẫn tin rằng việc đổ mồ hôi là cách để thải độc cơ thể rất tốt, tuy nhiên sự thật mà các chuyên gia tiết lộ sẽ khiến bạn bất ngờ.

Đổ mồ hôi là một chức năng bình thường của cơ thể. Những năm gần đây khi mức sống của người dân nâng lên, các dịch vụ xông hơi hồng ngoại, ngâm chân massage hay tập yoga được mở ra đều đặn.

Ngoài việc thư giãn, nhiều người còn cho rằng đây là những cách để thải độc tố cơ thể qua việc đổ mồ hôi. Tuy nhiên mới đây, nhiều nghiên cứu được công bố trên thế giới đã khẳng định: “Đổ mồ hôi thải độc tố là điều hoang đường”.

Mồ hôi có độc không?

Cụ thể theo các nhà khoa học, con người đổ mồ hôi là để làm mát bản thân chứ không phải để các chất cặn bã, độc hại. Chức năng đào thải chất độc, cặn bã là của thận và gan. Trong khi đó mồ hôi được tạo thành chủ yếu từ nước và khoáng chất.

Tạp chí Môi trường Quốc tế tiết lộ ý kiến từ các chuyên gia, dù mồ hôi có thể chứa một lượng nhỏ các chất độc hại khác nhau nhưng ngay cả khi chúng ta bài tiết qua lỗ chân lông thì lượng chất ô nhiễm đổ ra là rất nhỏ.

Pascal Imbeault, nhà sinh lý học thể dục tại Đại học Ottawa (Canada) cho biết, chất ô nhiễm hữu cơ được lưu trữ trong mỡ cơ thể khó phân hủy. Chúng bao gồm thuốc trừ sâu, chất chống cháy hoặc PCB (các loại hợp chất hóa học được sử dụng như một loại phụ gia của dầu cách điện).

Đây là những loại hóa chất mà nhiều người cho là có nhiều trong thực phẩm và của chúng ta. Bởi vì những hóa chất này bị thu hút bởi chất béo nên không hòa tan tốt trong mồ hôi - phần lớn được tạo ra từ nước.

Theo chuyên gia, một người điển hình tập thể dục cường độ cao 45 phút/ngày có thể đổ mồ hôi tổng cộng 2 lít. Tất cả mồ hôi đó sẽ chứa ít hơn 1/10 nanogram các chất ô nhiễm này.

“Nếu bạn có chế độ tập thể dục trên, bạn có thể thải ra 0,04% lượng chất ô nhiễm trung bình hàng ngày của bạn. Điều đó có nghĩa là việc đổ mồ hôi không đủ để loại bỏ dù chỉ một phần trăm chất độc bạn sẽ ăn trong thực phẩm của mình ngày hôm đó”, Imbeault dẫn chứng.


Đổ mồ hôi là một chức năng bình thường của cơ thể. (Ảnh minh họa).

Nước tiểu thải độc nhiều hơn là mồ hôi

Theo Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia, một lượng nhỏ kim loại nặng và BPA (hóa chất có nhiều trong đồ dùng nhựa) sẽ ngấm vào mồ hôi, bởi vì những chất ô nhiễm này hòa tan dễ dàng hơn trong nước. Tuy nhiên sự thật là bạn thải nhiều BPA ra khỏi cơ thể qua nước tiểu hơn là mồ hôi.

Cách tốt nhất để giảm mức độ phơi nhiễm BPA là tránh ăn và uống những đồ đựng được làm bằng chất này.

Thời gian gần đây, nhiều spa và nhà sản xuất phòng xông hơi quảng cáo việc xông hơi hồng ngoại có thể thải được nhiều BPA. Các sở cứu hỏa ở Texas và Indiana (Hoa Kỳ) thậm chí đã mua các phòng xông hơi hồng ngoại với lý do rằng lính cứu hỏa khi ra mồ hôi sẽ tiết được các hóa chất mà họ tiếp xúc trong khói và điều này sẽ ngăn ngừa ung thư.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng không có cơ sở khoa học nào chứng minh được những điều trên.

Cập nhật: 14/04/2021 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video