8 thuận lợi bất ngờ nhất của sự lo lắng

Sự lo lắng có thể gây phá hoại, nhưng đôi lúc nó là một phần quan trọng của việc vượt qua bản thân bạn.

Các hoạ sỹ, diễn viên hài, vận động viên và những người biểu diễn khác thường nói về mức độ lo lắng thích hợp và nó có thể cải thiện sự sáng tạo và thành tích như thế nào.

Nhưng lo lắng cũng có một số mặt tích cực mà ít người biết...

1. Mọi người sẽ tin tưởng bạn hơn

Những người cảm thấy lo lắng có thể dễ trở nên bối rối, nhưng điều đó không hẳn xấu vì nghiên cứu chỉ ra những người đó đáng tin hơn.

Tiến sỹ Robb Willer, tác giả của nghiên cứu, giải thích:

“Múc độ bối rối vừa phải là dấu hiệu của đức hạnh.

Dữ liệu của chúng tôi cho thấy sự bối rối là một điều tốt, không phải là một thứ gì đó mà bạn nên chống lại.

Sự bối rối là một dấu hiệu về cảm xúc của một người mà bạn có thể giao phó những nguồn lực quý giá.

Nó là một phần của chất keo xã hội nuôi dưỡng lòng tin và sự hợp tác trong cuộc sống hằng ngày".

2. Ít tai nạn chết người hơn

Những người lo lắng thường nói rằng họ ít có khả năng bị tổn thương bởi vì họ nghĩ về tương lai, nhưng điều đó có đúng trong thực tế?

Rõ ràng nó đúng.

Một nghiên cứu phát hiện thấy những thanh niên lo lắng ít có khả năng bị giết trong một tai nạn hơn những thanh niên ít lo lắng.

Các tác giả giải thích:

“Các kết quả của chúng tôi chỉ ra có những lợi ích về mặt sinh tồn của tính hay lo lắng ở đầu tuổi trưởng thành, nhưng chúng có thể được cân bằng bởi tương quan những thiếu hụt về mặt sinh tồn trong cuộc sống sau này cùng với những vấn đề về y khoa".

Nói cách khác: sự lo lắng có thể đánh gục bạn về lâu dài nhưng nó giúp bạn còn sống.

3. Trí nhớ mạnh hơn

Người lo lắng thường cho rằng trí nhớ của họ kém: họ có xu hướng cân nhắc lâu hơn trong các quyết định của họ, hoài nghi bản thân họ và nghĩ về nhiều kịch bản trong tâm trí họ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra trí nhớ của họ không tệ như họ nghĩ:

“…những cá nhân lo lắng nhiều kém tự tin một cách không thực tế về trí nhớ của họ, đặc biệt khi đúng, và điều đó cho phép có thêm thời gian mã hoá không làm giảm nhẹ ảnh hưởng.

Nhìn chung, hàng loạt thực nghiệm chỉ ra những cá nhân với mức độ lo lắng cao tốn thời gian lâu hơn để đánh giá những quyết định về trí nhớ của họ, cho thấy họ tham gia vào nhiều đánh giá hậu-trí nhớ hơn những bạn bè trang lứa ít lo lắng của họ".

4. Các kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra (thỉnh thoảng)

Đôi lúc, sự lo lắng có thể có một ảnh hưởng tích cực lên thành tích, chừng nào bạn không lo lắng quá nhiều.

Yếu tố quan trọng khác - đặc biệt cho sự thành công trong bài thi - là có một trí nhớ khá tốt.

Một nghiên cứu phát hiện thấy những người có trí nhớ tốt và những người lo lắng làm bài kiểm tra tốt hơn.

Tiến sỹ Matthew Owens, người dẫn đầu nghiên cứu, nói:

“Nghiên cứu gây hứng thú vì nó nâng cao kiến thức của chúng ta về khi nào thì sự lo lắng có thể có một tác động tiêu cực lên việc làm bài kiểm tra.

Các phát hiện cũng cho thấy có những lúc mà một chút lo lắng trong thực tế có thể thúc đẩy bạn thành công".

5. Những người bạn tốt

Những người bị chứng rối loạn lo lắng xã hội có thể thấy khó kết bạn, nhưng họ được những người khác nhìn nhận một cách tích cực hơn là họ tưởng.

Một nghiên cứu mới phát hiện thấy trong khi những người bị chứng lo lắng xã hội nghĩ rằng các mối quan hệ bạn bè của họ không có chất lượng cao nhất, nhưng tình bạn của họ vẫn có nhiều tích cực.

Tiến sỹ Thomas Rodebaugh, một trong các tác giả của nghiên cứu, nói:

“Người bị làm suy yếu bởi nỗi lo lắng xã hội cao thường nghĩ rằng họ bị bắt gặp tồi tệ hơn nhiều so với thực tế.

Nghiên cứu mới này cho thấy điều tương tự cũng đúng trong tình bạn của họ".

6. Không có vẻ lo lắng

Bạn có thể cảm thấy như thể mọi người đều nhìn thấy chính xác bạn đang lo lắng như thế nào, nhưng điều đó không hẳn đúng.

Những người mắc chứng rối loạn lo lắng nghiêm trọng đã đánh giá quá mức về những triệu chứng của họ khi so sánh với những bài kiểm tra khách quan.

Người lo lắng nghiêm trọng, các nghiên cứu chỉ ra:

họ không toát mồ hôi nhiều như họ nghĩ,

tay của họ không run nhiều như họ tưởng tượng,

và hơi thở của họ không thất thường như họ nghĩ.

7. Vui vẻ hơn

Khi nghĩ về hầu như bất kỳ thứ gì, những người lo lắng có xu hướng mong đợi điều tồi tệ nhất.

Tuy nhiên, những người lo lắng xã hội thường thích những dịp lễ xã hội nhiều hơn họ mong đợi.

Một nghiên cứu yêu cầu mọi người dự đoán họ sẽ thích một buổi lễ kỷ niệm nhóm vào ngày St. Patrick’s Day nhiều như thế nào.

Điều này phát hiện thấy những người lo lắng xã hội đánh giá thấp về niềm vui mà họ sẽ có được.

8. Loài người cần những người lo lắng

Sự lo lắng không chỉ có một số lợi ích về mặt cá nhân, mà những người lo lắng cũng có thể mang lại lợi ích cho loài người.

Một số nhà khoa học cho rằng trí thông minh và sự lo lắng đồng-tiến hoá như những đặc điểm có lợi.

Tiến sỹ Jeremy Coplan, tác giả của nghiên cứu, lý giải:

“Dù sự lo lắng quá mức nhìn chung bị xem là một nét tiêu cực và trí thông minh cao được xem là một nét tích cực, thì sự lo lắng có thể giúp loài người chúng ta tránh những tình huống nguy hiểm, bất kể khả năng nguy hiểm có thể mơ hồ ra sao.

Về cơ bản, sự lo lắng có thể khiến con người 'không làm bất kỳ điều gì mạo hiểm, rủi ro' và những người đó có thể có tỷ lệ sống sót cao hơn.

Vì vậy, giống như trí thông minh, sự lo lắng có thể ban tặng một lợi ích cho các loài".

Tham khảo: spring.org.uk.

Theo Tinh Tế, spring.org.uk.
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video