Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Liệu ma có thật hay không? Tại sao lại có nhiều người tin vào ma quỷ đến vậy? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.

>>> Chuyện "ma quỷ quấy nhiễu" và lý giải khoa học

Khái niệm ma quỷ hiện ra từ thế giới tâm linh xuất hiện khi chữ viết ra đời hoặc thậm chí từ xa xưa hơn nữa thông qua truyền miệng. Nhưng từ lâu nay, khoa học đã khẳng định rõ ràng và dứt khoát: Không có bằng chứng khoa học giải thích sự tồn tại của ma quỷ. Vậy, làm sao chúng ta giải thích được việc những người sáng suốt tin rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy một con ma? Một số lời giải thích khoa học và dị thường cho hiện tượng nhìn thấy ma là gì?


Bức ảnh ma “Brown Lady” nổi tiếng. (Ảnh: Foxnews)

Có khá nhiều lời giải thích cho việc nhìn thấy ma. Nhà nghiên cứu Loyd Auerbach, tác giả của nhiều cuốn sách về những câu chuyện ma, là một người tin vào ma quỷ và đã điều tra những vụ việc nhìn thấy ma trong 30 năm. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng, đại đa số các câu chuyện ma có thể được giải thích bằng hiện tượng tự nhiên. Nguyên nhân đầu tiên là trạng thái tâm lý của con người.

"Mọi người dễ bị ám ảnh khi xem quá nhiều chương trình truyền hình hoặc cuộc sống của họ đang xảy ra điều tồi tệ", ông Auerbach nói. "Có khi mọi người nhầm lẫn bởi vì họ ở trong tình trạng nhạy cảm. Do đó, họ gán cho một sự kiện nhàm chán những ý nghĩa quan trọng".

Có thể một hiện tượng tự nhiên bình thường hoặc một sự kết hợp của các hiện tượng khác nhau có thể dẫn đến một "con ma". Ví dụ, nghiên cứu từ những năm 1970 cho thấy, trường điện từ tần số cực thấp có thể kích thích một số phần của não bộ và kết quả là những câu chuyện ma.

"Tôi đã gặp trường hợp, một gia đình chuyển tới ngôi nhà và trong căn phòng đặc biệt, họ bị chóng mặt hoặc nhức đầu", Auerbach nói. "Họ đã nhìn thấy bóng tối đi ra từ khóe mắt của họ".

Auerbach điều tra và phát hiện ra ngôi nhà nằm ngay dưới đường dây cao thế - phát ra trường điện từ và tiếng kêu ở tần số thấp. "Tần số này khiến nhãn cầu của bạn rung lên và bạn sẽ nhìn thấy mọi thứ cứ như đi ra khỏi khóe mắt".


Ma quỷ dưới óc tưởng tượng của các nhà làm phim Hollywood

Tiếng động ở tần số thấp, được gọi là hạ âm cũng có thể tạo cảm giác sợ hãi và lo lắng. Auerbach nói: "Hollywood đã biết điều này từ những năm 1950. Đó là lý do tại sao nhạc phim kinh dị có những âm tần số thấp".

Trong nhiều trường hợp, nỗi ám ảnh là do nhiều yếu tố dường như siêu nhiên khi kết hợp. Ví dụ, hạ âm và sóng điện từ chỉ giải thích một số vấn đề trong nhà dưới dây cao thế.

"Không chỉ đau đầu, gia đình còn cho biết, họ sẽ ngửi thấy mùi độc hại như diêm sinh. Họ cũng thông báo có tiếng lửa cháy, đốt các bức tường".

Điều tra sâu hơn, ông Auerbach thấy ngôi nhà tiếp giáp với bãi rác thải. Khí mê-tan bốc lên từ mặt đất. "Đó là những gì họ đã ngửi và có rất nhiều điện tĩnh trong nhà khiến khí mê-tan bắt lửa".

Trường hợp những người tuyên bố đã nhìn thấy bóng ma nhưng không có yếu tố tâm lý hoặc năng lượng phát ra, "con ma" chỉ đơn giản là ảo ảnh quang học.

Phổ biến nhất là ánh sáng phản xạ qua cửa sổ hoặc bề mặt phản xạ khác. Ngoài ra còn có các hiện tượng tâm lý của pareidolia - xu hướng giải thích một cảm giác mơ hồ là một khái niệm quen thuộc. Ví dụ, thấy hình mặt người trên mặt Mặt trăng, hoặc thấy các vật thể nào đó trong đám mây hay hồn ma của người thân trong bóng tối của tủ quần áo, ...

Dante Centuori, tại Trung tâm Khoa học Great Lakes, cho biết, ông tin rằng nhìn thấy ma luôn là kết quả của hiện tượng tự nhiên bị hiểu sai. Ngay cả những hiện tượng chúng ta không thể giải thích, nó chỉ đơn giản là gán ý nghĩa sai cho sự vật, hiện tượng.

"Chúng ta rất dễ mắc lỗi quan sát và nhận thức", Centuori nói.

Hình ảnh ảo giác thường là lời giải thích khoa học cho việc nhìn thấy ma. Ngoài ra, còn có tâm lý và theo một số nghiên cứu là sóng điện từ ảnh hưởng đến não. Nhưng có khoảng trống khổng lồ trong chủ đề này bởi vì cũng có thể là một con ma thật, không phải ảo giác.

Khi điều tra về những trường hợp nhìn thấy ma, các nhà nghiên cứu luôn luôn để ý tới một hiện tượng hoàn toàn không huyền bí - những trò chơi khăm. Auerbach cho biết, có thể đó là trò đùa của các thành viên trong gia đình hoặc trẻ em. Đôi khi trò chơi khăm có mục đích khác và cố gắng đánh lừa các nhà điều tra.

Auerbach nói: "Tôi hỏi mọi người muốn gì từ cuộc điều tra. Nếu họ muốn bán câu chuyện cho các nhà làm phim và kiếm được nhiều tiền, tôi sẽ không tham gia".


Bức ảnh ma ở Gettysburg nổi tiếng

Ngay cả khi tất cả các yếu tố vật lý và tâm lý không thể giải thích, hiện tượng ma quỷ là do những lực lượng mà chúng ta chưa hiểu gây ra. Robert Schoch, giáo sư khoa học tự nhiên tại Đại học Boston, Mỹ đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa sóng não và sóng địa từ. Giáo sư Schoch trích dẫn hiện tượng các thành viên gia đình nhìn thấy "bóng ma" của một người họ hàng xa tại thời điểm người đó chết. "Một số người sẽ cho rằng đây là trùng hợp ngẫu nhiên", Schoch nói. "Nhưng đã có các nghiên cứu thống kê về hiện tượng này khiến nó không còn là sự trùng hợp ngẫu nhiên".

Theo giả thuyết của ông Schoch, đó không phải là bóng ma nào cả. Thay vào đó, hiện tượng này có thể là một loại nhận thức ngoại cảm mà chúng ta không thể nào đo lường được. Giáo sư Schoch đang nghiên cứu liệu sóng não của trạng thái cảm xúc nào đó có thể được chuyển giao giữa con người trong một khoảng cách dài trên bước sóng tần số thấp – tương tự các bước sóng phát hiện trong trường địa từ của Trái đất hay không?

Giáo sư Schoch cho biết, ông vẫn tin rằng khám phá những hiện tượng này là việc làm có giá trị. "Khi bạn thoát khỏi tất cả các câu chuyện ma tào lao, không có thật (chiếm tới 95%), vẫn có cái gì đó dường như có thật".

Cập nhật: 01/03/2018 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video