Nhảy múa điên loạn đến chết hay cười không vì lý do nào... là những dịch bệnh quái quỷ trong lịch sử nhân loại.
Top dịch bệnh quái quỷ trong lịch sử nhân loại
1. Đại dịch viêm não Lethargica
Nhiều dịch bệnh quái quỷ trong lịch sử nhân loại đã cướp đi sinh mạng nhiều người cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe những người may mắn sống sót. Một trong những dịch bệnh kỳ lạ đó là đại dịch viêm não Lethargica xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 1915-1926. Vào khoảng thời gian diễn ra đại dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1920), dịch bệnh kỳ lạ trong lịch sử xuất hiện được gọi là viêm não Lethargica.
Ở giai đoạn đỉnh điểm, dịch bệnh kỳ lạ này đã khiến 1 triệu người chết và hàng triệu người khác bị liệt. Viêm não lethargica hay còn được gọi là “bệnh buồn ngủ” với các triệu chứng như đau họng, co giật, không nói được và bất động trong thời gian dài.
Người nhiễm bệnh thương rơi vào tình trạng hôn mê hoặc tử vong do tỷ lệ tử vong khi mắc căn bệnh này khá cao 40%. Xuất hiện một cách bí ẩn không rõ nguyên nhân và không tìm ra thuốc chữa, đại dịch viêm não Lethargica cũng bí ẩn chấm dứt hoành hành vào năm 1926.
2. Đại dịch nhảy múa điên loạn năm 1518
Vào tháng 7/1518, đại dịch nhảy múa điên loạn kỳ lạ nhảy đã xuất hiện ở thị trấn Strasbourg (hiện là một phần lãnh thổ nước Pháp). Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh là một phụ nữ có tên Frau Troffea. Người này bắt đầu nhảy múa trên đường phố mà không hề có lý do cũng như không có một chút âm nhạc để tạo cảm giác hưng phấn.
Trong vòng một tuần, 34 người khác có những biểu hiện kỳ lạ như trường hợp của Troffea. Đến tháng 8/1518, 400 người đã mắc phải dịch bệnh nhảy mùa kỳ lạ. Ban đầu, những nhạc sĩ, nhạc công được đưa đến để tạo thuận lợi cho việc nhảy múa dữ dội của người mắc bệnh. Tuy nhiên, sau khi chân của người dân đổ máu vì nhảy múa điên cuồng, họ bắt đầu chết vì đau tim hay kiệt sức. Sau đó, những người mắc bệnh được chuyển đến một đỉnh núi để cầu xin thánh thần cứu giúp. Cuối cùng, hầu hết bệnh nhân phục hồi trở lại.
Vào thời điểm đó, đại dịch nhảy múa được cho là do một lời nguyền của Thánh Vitus gây ra. Tuy nhiên, một số nhà sử học hiện đại cho rằng, những người mắc bệnh nhảy múa điên loạn trên là do rối loạn tâm thần vì căng thẳng.
3. Đại dịch cười Tanganyika
Ngày 30/1/1962, tại một trường nữ sinh do các nữ tu quản lý ở Kashasha, Tanzania, ba nữ sinh trẻ bắt đầu cười. Tuy nhiên, khác với những lần cười đùa kết thúc sau vài phút, ba nữ sinh trên vẫn cười liên tục và nhanh chóng lây lan ra toàn trường, kéo dài nhiều giờ, thậm chí hàng tuần, dẫn tới việc trường phải đóng cửa vào ngày 18/4/1962 do số lượng học sinh bị ảnh hưởng lên đến 60%. Kể từ đó, dịch bệnh kỳ lạ này được gọi là đại dịch cười Tanganyika.
Một số báo cáo chỉ ra rằng, thị trấn trên đã cười liên tục suốt một năm là không đúng sự thật. Tại một số giai đoạn của đại dịch cười, một số người mắc bệnh đã cười ra nước mắt, ngất xỉu và phát ban. Do vậy, một số trường học buộc phải đóng cửa.
Theo ước tính, khoảng 1.000 người đã mắc chứng bệnh cười kỳ lạ trên. Chứng loạn thần kinh lây lan ra các ngôi làng gần đó. Hàng ngàn trẻ em bị ảnh hưởng, và 14 trường học buộc phải đóng cửa. Điều đặc biệt là đối tượng mắc căn bệnh kỳ lạ này chỉ có trẻ em.
4. Dịch...kêu tiếng mèo
Trong quyển sách viết năm 1844 “Dịch bệnh thời kỳ Trung Cổ” của J.F.C. Hecker, có kể về một trường hợp các nữ tu kêu như mèo ở một tu viện ở Pháp.
Các tu viện châu Âu thường là nơi bùng phát hiện tượng phát cuồng tập thể
Trước năm 1900 cũng có nhiều báo cáo về sự phát cuồng tập thể diễn ra bên trong các cơ sở tôn giáo. Đặc biệt, các tu viện châu Âu thường là nơi bùng phát hiện tượng này. Trong một vụ, các triệu chứng bệnh được thể hiện bằng một hành động tập thể kỳ quặc. Một nguồn tin từ năm 1844 đưa tin rằng “một nữ tu sĩ, tại một nữ tu viện rất lớn ở Pháp, bắt đầu kêu meo meo như mèo; không lâu sau đó, các nữ tu sĩ khác cũng kêu meo meo không ngừng”.
Ít nhất, tất cả các nữ tu sĩ cũng cùng nhau kêu meo meo mỗi ngày, vào một thời điểm nhất định trong nhiều giờ liền. Việc kêu như mèo tiếp diễn cho tới khi những người hàng xóm lên tiếng phàn nàn và các binh sĩ được triệu đến, đe dọa đánh roi các nữ tu sĩ cho tới khi họ ngừng kêu tiếng mèo.
Trong thời kỳ này, niềm tin vào sự chiếm hữu (ví dụ như bị động vật hay quỷ ám) rất phổ biến và mèo đặc biệt bị nghi kỵ là có liên quan đến quỷ Satan. Các vụ bùng phát gây tiếng kêu hoặc cử chỉ như động vật thường kéo dài một vài ngày tới vài tháng, mặc dù một số trường hợp tiếp diễn tới hàng năm.
5. Dịch… gật đầu tại Tanzania
Dịch bệnh khác thường này thường ảnh hưởng đến trẻ em ở châu Phi, lần đầu xuất hiện tại Tanzania. Bệnh gật đầu thường xuất hiện ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Bệnh nhân đang bình thường bỗng thả đầu về phía trước, có thể có co giật, thường xuất hiện khi bắt đầu ăn. Điều này khiến trẻ bị thương do ngã.
Bệnh gật đầu từng ảnh hưởng đến 3000 trẻ em châu Phi
Bệnh gật đầu đã từng phát triển thành dịch, ảnh hưởng đến 3000 trẻ em tại châu Phi. Hiện vẫn không xác định được nguyên nhân cũng như cách chữa bệnh hiệu quả.
6. Dịch Morgellons
Dịch Morgellons, chưa xác định được nguyên nhân, thường được so sánh với chứng cuồng loạn. Nhà sinh vật học Mary Leito là người đặt tên Morgellons cho bệnh này. Bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ trung niên da trắng. Hiện có hàng chục ngàn người trên thế giới mắc bệnh.
Huyền thoại âm nhạc Mỹ Joni Mitchell cũng là người mắc bệnh Morgellons
Triệu chứng của bệnh là ngứa, nóng, mất trí nhớ và có những sợi nhỏ trên da.Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây có thể là một chứng bệnh tâm thần. Hiện các bác sĩ vẫn đang nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân thật sự của bệnh dịch này.
7. Hội chứng co giật liên hoàn tại Leroy - New York, Mỹ
Dịch bệnh xảy ra vào năm 2013 tại trường trung học LeRoy (phía Tây New York, Mỹ) khi khoảng 20 nữ sinh bắt đầu phát cuồng tập thể, co giật, co rút cơ mặt và nói năng không kiểm soát. Dịch bắt đầu từ 1 thành viên tên Katie Krautwurst trong đội cổ vũ trường và dần lan sang các nữ sinh khác trong đội.
Khi câu chuyện lan truyền, 1 số nữ sinh đã lên truyền hình quốc gia kể về các triệu chứng của họ. Ban đầu, căn bệnh được phỏng đoán do nhiễm độc hóa học. Tuy nhiên, các chuyên gia xã hội học cho rằng các nữ sinh này mắc chứng cuồng loạn hoặc kích động tập thể - hội chứng do căng thẳng kéo dài gây nên.
Ảnh chụp nữ sinh từng mắc hội chứng co giật liên tục tại LeRoy, Mỹ
8. Bệnh buồn ngủ ở Kazakhstan 2013
Tại thị trấn nhỏ bé của Kalachi - Kazakhstan, 1/4 cư dân thị trấn đã bị ảnh hưởng bởi "bệnh ngủ li bì" - căn bệnh không do viêm não gây ra. Bắt đầu xuất hiện vào năm 2013, bệnh dịch này khiến mọi người rơi vào giấc ngủ li bì trong vài ngày và sau đó thức dậy với các triệu chứng buồn nôn, đau đầu hoặc mất trí nhớ. Hơn 20.000 thí nghiệm về không khí, nước, thực phẩm và kể cả trên người dân đã được thực hiện, nhưng cho đến nay vẫn không có câu trả lời cho nguyên nhân gây ra bệnh dịch. Tính đến năm 2015, báo cáo ghi nhận 152 trường hợp mắc bệnh kỳ lạ này.
Bệnh nhân mắc bệnh ngủ li bì ở Kazakhstan
9. Dịch do bọ da đốt
Năm 1962, một người phụ nữ làm việc tại một nhà máy dệt ở miền Nam Hoa Kỳ đột nhiên phát ban và sốt được đổ cho do bị loài bọ da (June bug) đốt. Chỉ trong vài ngày sau đó, hàng chục người khác trong nhà máy cũng bị các triệu chứng tương tự và nhiều người đã phải nhập viện dù họ thực tế không bị vết cắn nào. Nhà máy đã được sơ tán, nhưng chỉ có 2 loài côn trùng đã được tìm thấy và không có bất cứ hóa chất độc hại nào được tìm thấy - những loại hóa chất có thể gây ra phản ứng bệnh như được thông báo. Sau này, bệnh dịch này được cho là do nguyên nhân stress - bao gồm cả hội chứng kích động quần chúng.
Quang cảnh nhà máy - nơi "khơi nguồn" dịch bọ da đốt