Tại sao bạn "xì hơi" có mùi thối còn người khác thì không?

Trong y học, hiện tượng đánh rắm hay xì hơi còn có tên gọi là trung tiện, là một hoạt động sinh lý tự nhiên của con người để thải những khí dư thừa trong cơ quan tiêu hóa ra bên ngoài qua đường hậu môn và có thể phát ra tiếng động.

Mặc dù xì hơi có tác dụng giải thoát cho cơ thể khỏi một số chứng bệnh liên quan nhưng hành động này thường gây ra sự bất tiện và phản cảm trong nhiều trường hợp không đáng có.


Trong y học, hiện tượng đánh rắm hay xì hơi còn có tên gọi là trung tiện.

Thực tế, mùi của chất khí mà con người thải ra phụ thuộc vào những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Chúng được tạo nên từ các chất khí như oxy, nitơ, hydro, methane, carbon, và đặc biệt là lưu huỳnh.

Ruột già là nơi sẽ sản sinh ra khí H2S (hay mùi trứng thối) và khí amoniac pha trộn cùng luồng chất khí sau đó sẽ được thải ra khỏi cơ thể. Thành phần của chất khí được đo cụ thể bao gồm: N2: 20-90%, H2,: 0-50%, CO: 10-30%, CH4: 0-10%.

Nếu một người đánh rắm liên tục 6 năm 9 tháng sẽ đủ khí để tạo ra năng lượng của một quả bom nguyên tử.

Các chất khí này sẽ tích tụ dần trong cơ thể cho con cho đến khi đạt tới giới hạn nào đó sẽ bị đào thải ra ngoài qua 2 cách. Thứ nhất là qua đường miệng thông qua hành động ợ hơi thường thấy sau khi ăn, đặc biệt là sau khi sử dụng thêm các sản phẩm nước ngọt có ga. Cách thứ hai là qua đường hậu môn dưới hình thức trung tiện.

Khi các chất khí này được đẩy đến đại tràng, các vi khuẩn tại đây sẽ phân hủy chúng và sản sinh ra khí thải. Nếu khí thải tích tụ quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng ngộ độc mãn tính, tức bụng, tức ngực, đau đầu hay khó tiêu hóa do khí thải bị hấp thụ trở lại niêm mạc ruột. Vì vậy, bằng cơ chế phản vệ, cơ thể đã tạo ra tín hiệu cảnh báo cho mỗi người biết lúc nào nên "trung tiện" để kịp thời có hướng xử lý.

Mùi của chất khí mà con người thải ra phụ thuộc vào những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.

Mặc dù, xì hơi là hoạt động sinh lý không thể tránh khỏi của con người nhưng khoa học đã tìm ra được một số cách giúp chúng ta có thể ngăn chặn chúng ở mức tối đa. Các chất khí thải này sẽ được tạo ra nhiều nhất nếu như con người hấp thụ các loại chất là:

  • Fructose: có nhiều trong một số loại ngũ cốc như ngô, lúa mì, hành.
  • Lactose: thường có nhiều trong sữa, kem, ngũ cốc và một số loại bánh mỳ.
  • Rafinose: thường có trong đậu, súp lơ, bắp cải và trên một số loại rau củ.
  • Sorbitol: một loại đường khó tiêu, thường được sử dụng làm chất ngọt nhân tạo, có nhiều trong kẹo, kẹo cao su, nước ngọt có ga, nước tăng lực,...
Cập nhật: 04/07/2017 Theo QTM
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video