9 lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi đầy đủ

Để đối phó với triệu chứng mệt mỏi, chúng ta thường sử dụng cà phê, các thức uống có đường, nước uống tăng lực, vitamin và nhiều sản phẩm khác nhằm lấy lại năng lượng và tăng khả năng chịu đựng. Tuy nhiên, sự mệt mỏi đôi khi là dấu hiệu cho bạn thấy được điều gì đó thì sao?

Mệt mỏi xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm kiệt sức hoàn toàn, cáu giận, chán nản hay khả năng phản ứng, tập trung kém linh hoạt và làm giảm hiệu quả hoạt động của trí nhớ. Nó cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe như béo phì, trầm cảm, tăng huyết áp, tiểu đường cũng như tăng nguy cơ gặp rủi ro tai nạn giao thông.

Nếu bạn ngủ đủ giấc mà vẫn thấy mệt mỏi thì cần xem xét lại yếu tố nào khác khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Vì vậy, trước khi bạn uống ly cà phê tiếp theo, dùng bữa ăn nhẹ có đường vào lúc 3 giờ sáng hoặc thức uống năng lượng độc hại, hãy xem xét một số lý do khiến bạn có thể mệt mỏi và quan trọng hơn là bạn nên làm gì để khắc phục chúng.

Dưới đây là 9 lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi đầy đủ.

1. Không đồng nhất giữa tinh thần, cảm xúc và tâm trạng


Hãy nghĩ về thời gian mà bạn cảm thấy hứng thú và vui vẻ vì những gì bạn đang làm. (Ảnh minh họa. Nguồn: Good Illustration).

Trong cuộc sống, bạn có lẽ sẽ cảm thấy buồn, không thỏa mãn, chịu căng thẳng và chán nản khi một vài vấn đề xảy ra như mối quan hệ không hiệu quả, công việc bị trì hoãn hay bạn rơi vào tình huống làm mình cạn kiệt năng lượng. Khi đó, dù bạn có ngủ bao nhiêu thì cũng khó rời khỏi giường vào mỗi sáng và bị cám dỗ để lấy lại chuông báo thức thêm nhiều lần nữa.

Tuy nhiên, hãy nghĩ về thời gian mà bạn cảm thấy hứng thú và vui vẻ vì những gì bạn đang làm. Bạn cần bao nhiêu thời gian để ngủ? Tôi đoán rằng thâm chí chỉ ngủ vài tiếng, bạn cũng có thể bật dậy khỏi giường mà không cần báo thức vào mỗi sáng với tâm trạng hào hứng và có thể bắt tay ngay vào công việc.

Tất cả chúng ta đều có những thứ làm cho chúng ta cảm thấy tuyệt vời và tràn đầy sinh lực. Nhưng cũng có nhiều vấn đề khiến bạn hao mòn năng lượng. Có thể bạn là người muốn di chuyển nhanh, nhưng bạn lại đang đắm chìm trong những chi tiết. Có thể bạn là một người phát triển mạnh khi dẫn đầu mọi thứ nhưng bạn lại cảm thấy chúng hoàn toàn bị mất kiểm soát.

Khi tôi hỏi con gái 11 tuổi của mình rằng tại sao con nghĩ mọi người mệt mỏi ngay cả khi họ nghỉ ngơi đầy đủ, đây là những gì cô bé nói.

"Có lẽ mọi người chán nản và vì vậy họ cảm thấy mệt mỏi".

Đã có khi nào bạn tự hỏi rằng tại sao mình không thể kéo con ra khỏi giường để đi học vào mỗi sáng những ngày trong tuần nhưng chúng lại tự giác bật dậy khỏi giường vào cuối tuần? Có lẽ đây chính là ví dụ điển hình nhất cho nguyên nhân này.

Khi bạn làm những công việc phù hợp với khả năng, trong môi trường đáp ứng được những gì bạn cần, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực và sảng khoái hơn.

2. Bạn không ăn đúng hoặc ăn đủ


Để khắc phục tình trạng này, bạn cần phải ăn thực phẩm thật và sạch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Pinterest).

Bạn ăn những gì và ăn bao nhiêu có ảnh hưởng đáng kể đến năng lượng của bạn. Mặc dù có nhiều quy định về chế độ ăn uống khác nhau nhưng các chuyên gia đều nhất trí về việc đường và các thực phẩm đã qua chế biến khiến bạn cảm thấy uể oải và kiệt sức. Bởi chúng làm lượng đường trong máu rối loạn khiến bạn chỉ lưu trữ được năng lượng trong khoảng thời gian ngắn.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần phải ăn thực phẩm thật và sạch. Tránh ăn những thực phẩm ăn vặt đã qua chế biến vì chúng có lượng đường cao. Dù hầu hết thực phẩm chúng ta ăn đều được chế biến theo một cách nào đó, tuy nhiên khi chỉ có duy nhất một loại thực phẩm không cho bất kỳ hóa chất nào thì dù nó xay hay cắt ra cũng vẫn là thực phẩm thật. Còn thực phẩm đã qua chế biến thường xử lý bằng hóa chất, các chất nhân tạo và nguyên liệu tinh chế.

3. Chất lượng ngủ kém

Một số nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém bao gồm: sử dụng thiết bị điện tử ngay trước khi đi ngủ, bị gián đoạn, nệm không thoải mái hoặc kê gối sai, thói quen ngủ không nhất quán hoặc thực tế là bạn không ngủ hết chu kỳ.

Vì vậy muốn có giấc ngủ ngon, bạn cần tắt thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ, đảm bảo bạn có gối và nệm thoải mái, duy trì thói quen ngủ ổn định, giảm tiếng ồn bên ngoài và ngủ trong phòng tối hoặc đeo mặt nạ mắt.

4. Bạn căng thẳng hay lo lắng quá nhiều

Khi căng thẳng, bạn sẽ sản xuất ra nhiều hormone stress cortisol ảnh hưởng đáng kể tới giấc ngủ.

Lo lắng quá mức có thể tiêu hao năng lượng của bạn. Khi bạn lo lắng, bạn đang sử dụng năng lượng. Nó giống như việc bạn có một ứng dụng trên điện thoại tốn rất nhiều pin và bạn sử dụng nó liên tục, pin của bạn sẽ tiêu hao nhanh hơn. Điều đó đúng với sự lo lắng và căng thẳng.

Tôi nghĩ điều này rất đơn giản. Tất cả chúng ta bắt đầu một ngày với 100 đơn vị năng lượng để sử dụng suốt cả ngày. Nếu bạn đang dùng một nửa số đơn vị năng lượng của bạn vào những lo lắng, bạn chắc chắn sẽ bị mệt mỏi.

Hãy tìm cách để làm giảm mức độ căng thẳng của bạn như là tập yoga, thiền định hay tập thể dục.

5. Không hít thở đủ sâu

Hít thở sâu làm tăng lưu thông máu bằng cách mang oxy đến cơ bắp và não của bạn. Hàm lượng oxy tăng lên trong máu giúp các cơ bắp, cơ quan và mô khỏe mạnh hơn.

Bởi vì căng thẳng và lo lắng nên hầu hết mọi người hít thở vào ngực với mức độ nông nên hơi thở không thể tiếp cận sâu hơn vào vùng bụng. Do đó, thay đổi cách hít thở là một trong những cách thay đổi nhận thức, giải tỏa căng thẳng và tăng năng lượng cho bạn.

6. Lười vận động

Nghiên cứu thực hiện trong nhiều năm cho thấy hoạt động thể chất và tập thể dục giúp cải thiện năng lượng và giảm mệt mỏi.

Trong một nghiên cứu được công nhận rộng rãi năm 2006 trên tạp chí Psychological Bulletin, các chuyên gia đã tiến hành 70 nghiên cứu về tập thể dục và mệt mỏi liên quan đến hơn 6.800 người. Hơn 90% các nghiên cứu cho thấy điều tương tự: Những người ít vận động khi tham gia vào một chương trình tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện mệt mỏi so với những người không tập thể dục.

Hãy dành 150 phút mỗi tuần để tập thể dục nhẹ nhàng. Điều này có thể là đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đi bộ 20 phút mỗi ngày hoặc tham gia một môn thể thao mà bạn hứng thú.

7. Cơ thể mất nước


Mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy bạn bị mất nước. (Ảnh minh họa. Internet).

Đối với cơ thể con người, trung bình có khoảng 50-65% là nước. Một số bộ phận của cơ thể chúng ta như não, tim và phổi chứa hơn 70% nước. Điều này có nghĩa là mất nước có thể làm giảm năng lượng cơ thể của bạn.

Mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy bạn bị mất nước. Trong một cuộc khảo sát của 300 bác sĩ ở Anh, 1 trong 5 bệnh nhân đến gặp bác sĩ vì các triệu chứng như mệt mỏi, kiệt sức chỉ đơn giản là do không uống đủ nước.

Điều quan trọng là bạn phải uống đủ nước. Hãy uống 8 cốc nước 200ml mỗi ngày. Và trước khi bạn dùng cà phê vào buổi sáng, hãy uống một cốc nước trước tiên.

8. Bạn quá bận rộn


Quá bận rộn khiến cho bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. (Ảnh minh họa. Nguồn: Lyonsa.com).

Tôi đã làm việc với nhiều khách hàng, đặc biệt là những bà mẹ và họ tự hỏi rằng tại sao lúc nào mình cũng mệt mỏi như vậy. Khi tôi yêu cầu kể về một ngày của mình thì họ cho biết: "6 giờ thức dậy, tập thể dục, đưa các con tới trường, làm việc, đón con về, ăn tối, làm việc nhà, tắm và cho các con đi ngủ sau đó thì lại tiếp tục làm việc sau khi những đứa trẻ đã ngủ".

9. Các vấn đề khác

Nếu không phải vì những lý do ở trên, khi bạn ngủ đủ giấc mà bạn vẫn thấy mệt mỏi thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Ngoài những nguyên nhân đã nhắc tới, nó có thể do tác dụng phụ của thuốc và các vấn đề sức khỏe khác bao gồm rối loạn tuyến giáp, tuyến thượng thận, thiếu máu và ngưng thở khi ngủ.

Cập nhật: 25/05/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video