Uống rượu hoặc tập thể dục trước giờ ngủ tác động đến chất lượng giấc ngủ nên dù nghỉ ngơi lâu bạn vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau.
Thông thường, con người sẽ cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng sau một đêm ngủ đủ tám tiếng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn mệt mỏi lúc tỉnh dậy. Dưới đây là sáu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo Men's Health.
Ngưng thở khi ngủ xảy ra do bạn ngừng thở tạm thời trong giấc ngủ. Hầu hết bệnh nhân không nhận ra mình bị ngưng thở khi ngủ và dù nghỉ ngơi lâu đến đâu, họ vẫn buồn ngủ vào ngày hôm sau.
Hấ thủ caffeine làm bạn khó ngủ. (Ảnh: MH).
Nếu muốn đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hãy tránh xa các loại đồ uống có cồn bởi chúng khiến bạn khó ngủ sâu và đi vệ sinh nhiều hơn. Bên cạnh đó, rượu bia còn gây ợ nóng, trào ngược.
Là chất kích thích, caffeine làm bạn khó ngủ. Hơn thế, nó dễ đẩy cơ thể vào tình trạng mất nước nên sáng hôm sau bạn sẽ càng mệt mỏi.
Ánh sáng từ màn hình thiết bị điện tử cản trở quá trình sản xuất melatonin. Kết quả, bạn sẽ nằm trằn trọc một lúc lâu. Tốt nhất, hãy tắt toàn bộ thiết bị điện tử 2-3 tiếng trước giờ lên giường và để chúng ngoài phòng ngủ.
Nghiến răng khi ngủ chặn đường thở, khiến bạn không lấy đủ oxy và thức giấc giữa chừng. Nếu ngủ cùng vợ/chồng, bạn hãy nhờ họ kiểm tra xem mình có nghiến răng khi ngủ không để kịp thời can thiệp.
Vận động mạnh trong khoảng 2-3 tiếng trước lúc ngủ tác động đến chu kỳ ngủ của bạn do làm tăng hormone gây stress cortisol và giảm melatonin. Ngoài ra, tập thể dục còn làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến bạn khó vào giấc.