AI có chỉ số IQ ngang đứa trẻ 4 tuổi

Những bài đánh giá đầu tiên về trí thông minh nhân tạo (AI) dưới dạng các bài kiểm tra dành cho con người đã được thực hiện. Kết quả cho thấy một số hệ thống AI có chỉ số IQ chỉ tương đương với một đứa trẻ 4 tuổi.

Hệ thống AI có trí thông minh bằng trẻ 4 tuổi

Nhóm nghiên cứu đến từ trường ĐH. Illinois (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm hệ thống AI với các bài đánh giá trí tuệ của trẻ con. Kết quả được trang MIT Review cho biết, hệ thống AI đã bị đánh bại hoàn toàn khi độ khó được nâng cấp lên mức 7 tuổi. Đồng thời theo khẳng định, AI hiện chỉ có trí tuệ tương đồng với một đứa bé 4 tuổi.

Hệ thống AI tham gia vào thử nghiệm của các nhà nghiên cứu là ConceptNet4, một cỗ máy được các nhà khoa học tại trường ĐH. Massachusetts (MIT), Mỹ bắt tay vào phát triển từ những năm 90 của thế kỷ 20, cho đến nay đã phát triển vượt bậc song hành cùng nhiều công nghệ mới.


Các bài kiểm tra IQ đều khác nhau về phạm vi và hình thức.

Các bài kiểm tra IQ đều khác nhau về phạm vi và hình thức. Chúng đồng thời phụ thuộc khá nhiều vào độ tuổi của người được hỏi.

Bài kiểm tra IQ được các nhà khoa học lựa chọn có tên WPPSI (Wechsler Preschool and Primary Scale of Intelligence). Bài kiểm tra này thường được sử dụng tại các trường học ở Mỹ.

Bài kiểm tra này dựa trên 5 tiêu chí phân loại bao gồm:

  1. Thông tin - câu hỏi ví dụ như "Bạn có thể tìm thấy chim cánh cụt ở đâu?".
  2. Từ vựng - câu hỏi ví dụ như "Nhà là gì".
  3. Khả năng lý luận - trẻ sẽ được cung cấp 3 gợi ý như "Bạn có thể nhìn xuyên qua nó", "Nó là hình vuông""Bạn có thể mở nó".
  4. Khả năng hiểu vấn đề - ví dụ như câu "Tại sao chúng ta lại bắt tay?".
  5. Nhận biết sự tương đồng - câu hỏi ví dụ là "Bút chì và bút mực đều là...?"

Khi được hỏi những câu hỏi có độ phức tạp tăng dần cần khả năng tư duy cao, ConceptNet4 gần như không thể trả lời được câu hỏi.

Đánh giá cuối cùng cho thấy, máy tính đã ghi được số điểm cao về khả năng từ vựng và nhận biết sự tương đồng, khá ổn về xử lý thông tin nhưng kém về khả năng lý luận và hiểu vấn đề.


Bài kiểm tra IQ được các nhà khoa học lựa chọn có tên WPPSI.

Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu còn phải gợi ý câu hỏi theo nhiều cách khác nhau để thử nghiệm cách ConceptNet4 kết nối dữ liệu và phản hồi thông tin ra sao. Tuy vậy một số câu hỏi khá phức tạp và khó hiểu.

Ví dụ như câu "Con vật này có bờm sẽ là con đực" hoặc "đây là một động vật sống ở Châu Phi""đây là một con mèo màu vàng nâu to lớn". Hệ thống AI chỉ có thể trả về những kết quả được liệt kê theo một danh sách như chó, mèo, nông trại, các loài vật và gia đình.

Hoặc với câu hỏi "Tại sao chúng ta lại bắt tay?", AI đã trả lời với một danh sách bao gồm loạt từ khóa như tán tỉnh, cảm hơn hoặc gặp gỡ bạn bè.

Đôi khi những câu trả lời còn thực sự vô lý. AI đã phản hồi kết quả với những từ như "piano" và "ban nhạc" cho câu hỏi "Bạn có thể tìm thấy giáo viên của bạn ở đâu?".

Các nhà nghiên cứu chưa thể nào giải thích được những câu trả lời dị thường của AI. Nhưng họ gợi ý rằng, kết quả có thể được cải thiện tốt hơn nếu câu hỏi được nhập thông qua các công cụ trợ lý ảo như Siri hay Cortana.


Các phương pháp giảng dạy cho AI đã bắt đầu phát triển đáng kinh ngạc.

Lịch sử nghiên cứu AI đã bắt đầu từ những năm 1950. Trong những ngày đầu, các cỗ máy được cung cấp nền tảng kiến thức và vận hành dựa theo tư duy logic và lý luận.

Tuy nhiên, các phương pháp giảng dạy cho AI đã bắt đầu phát triển đáng kinh ngạc trong những thập kỷ gần đây. Khi khoa học-công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ, AI càng được hấp thụ thêm nhiều tinh hoa của nền văn minh nhân loại. Đặc biệt, chúng có thể tự mình học hỏi mà không cần tới sự trợ giúp của con người.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, cả hai phương pháp tiếp cận đều sẽ có ích trong tương lai. Song việc AI có thể tự mình học hỏi những kiến thức mới cũng đặt ra những mối nguy hiểm tiềm tàng cho chính vận mệnh của nhân loại. Liệu AI có thể trở nên thông minh hơn con người và nắm giữ quyền thốn.

Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video