Bạn có bao giờ để ý thấy chiếc khuyết trên phần cổ áo sơ mi thì nằm ngang trong khi các khuyết khác lại nằm dọc không?
Sơ mi là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi người. Nhưng mặc sơ mi nhiều là thế, liệu bạn có bao giờ để ý đến 1 chi tiết cực nhỏ này không?
Đó là phần khuyết trên cổ áo sơ mi thường nằm ngang, trong khi các khuyết cài khác lại nằm dọc chưa?
Hóa ra, đây không phải là lỗi của nhà sản xuất mà đó chính là một tính toán mang đậm sự tinh tế của nhà may mặc.
Khuyết nằm ở phía cổ áo và khuyết cuối cùng trên vạt áo thường được may bằng chỉ dày.
Cụ thể, những khuyết ngang sẽ giúp cho khuy cài (cúc áo) vào có thể chịu được nhiều lực từ các hoạt động và lực giằng, kéo... hơn chiếc khuy cài vào khuyết dọc mà không làm kéo giãn cả áo hoặc lỗ khuyết.
Bên cạnh đó, những chiếc khuyết nằm ở phía cổ áo và khuyết cuối cùng trên vạt áo thường được may bằng chỉ dày, dai để tránh việc bị bung ra.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, phần khuyết ngang ở cổ áo sẽ giữ cổ áo được đứng dáng, không dễ đổ, còn phần khuyết ngang ở dưới cùng giúp khuy áo không bị xê dịch nhiều, giúp vạt áo thẳng hơn.
Thêm một chút thông tin cho những bạn yêu thích lịch sử may mặc nhé! Tuy khuyết và khuy luôn đi đôi với nhau nhưng bạn có hay chúng lại không được phát minh ở cùng thời điểm mà cách nhau tới cả nghìn năm.
Thời xưa, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã phải sử dụng chiếc khuy áo cùng những chiếc dây thòng lọng nhỏ trên vai nhằm giữ cho áo không bị rơi, xộc xệch.
Và phải đến thế kỷ 13, người châu Âu mới bắt đầu tạo ra khuyết. Phát minh này đã khiến nhiều người phấn khích, và từ bấy đến nay, khuyết và khuy trở thành đôi bạn không thể tách rời.