Nhiều người cho rằng, bộ phận này thực sự "vô dụng" nhưng chúng cũng "lợi hại" phết đấy chứ!
Ai ai cũng tin rằng, mỗi bộ phận trên cơ thể người đều có chức năng cụ thể. Các bộ phận này phối hợp với nhau tạo nên quá trình sống cho toàn bộ cơ thể. Song, do quá trình tiến hóa, một vài bộ phận trong cơ thể người trở nên "bị thừa". Và bộ phận này là một trong những phần thừa cần nói đến ấy.
Giờ thì bạn hãy nhìn bức ảnh và đoán xem - tên gọi của bộ phận này là gì nào?
Câu trả lời chính là "xương cụt". Theo các chuyên gia, xương cụt chính là tàn dư từ phần đuôi của tổ tiên loài người.
Tổ tiên ta ngày xưa có đuôi, và đi bằng 4 chân. Nhưng sau quá trình tiến hóa hàng triệu năm, ta đã đi bằng hai chân và sử dụng một hệ thống khác nhằm giữ thăng bằng, tránh bị ngã.
Phần trọng lực của chúng ta đi dọc xuống xương sống, từ đó không cần một phần phụ khác để cân bằng trọng lượng khá lớn từ phần đầu.
Theo phó giáo sư Lauren Sallan tại Đại học Pennsylvania: "Đuôi là đặc điểm từ tổ tiên của động vật có xương sống. Chúng được tìm thấy ở bào thai non, rất khó để loại bỏ mà không gây tổn hại tới thai nhi. Kết quả là con người giữ lại cái đuôi này nhưng bị ẩn đi bên dưới lớp da, giống như đôi chân của cá voi vậy".
Và việc loại bỏ xương đuôi giúp chúng ta cải thiện chuyển động ở tư thế đứng thẳng. Tuy nhiên, dấu tích để lại là phần xương cụt 3 - 5 đoạn nằm ở phần lưng dưới cùng.
Phần xương cụt hỗ trợ trọng lượng cơ thể khi đứng lên ngồi xuống.
Nhiều người tin phần xương cụt này là hoàn toàn vô dụng. Nhưng thực chất, chúng có "nhiệm vụ" là giữ cho một số cơ bắp, dây chằng và gân cũng như hỗ trợ trọng lượng của một người khi ngồi xuống.