Âm thanh kỳ lạ của những ngôi sao lâu đời nhất

Các nhà khoa học Anh tái tạo thành công âm thanh của một số ngôi sao lâu đời nhất trong dải Ngân Hà.


Cụm sao hình cầu Messier 4 được chụp bởi Kính viễn vọng không gian Hubble. (Ảnh: NASA).

Theo Cnet, âm thanh không thể di chuyển qua khoảng chân không của không gian, nhưng một số dạng thông tin khác trong vũ trụ như sóng vô tuyến và nhiễu điện từ phát ra từ ngôi sao có thể được ghi lại và chuyển đổi thành âm thanh.

Các nhà khoa học tại Đại học Birmingham, Anh, tái tạo "tiếng nhạc" của một số ngôi sao lâu đời nhất trong dải Ngân Hà, nằm ở cụm sao hình cầu Messier 4 có độ tuổi khoảng 12,2 tỷ năm.

Nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật asteroseismology, tạm dịch là địa chấn sao, để tìm hiểu dao động cộng hưởng âm thanh của các ngôi sao. Những thay đổi rất nhỏ về độ sáng của ngôi sao gây ra bởi nhiệt năng được chuyển hóa thành động năng trong các xung ánh sáng. Điều này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc bên trong và độ tuổi của các ngôi sao, giống như lĩnh vực địa chấn tìm hiểu cấu trúc bên trong Trái Đất.

Cập nhật: 09/06/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video