Ấn Độ phóng thành công vệ tinh RISAT-1

Sáng 26/4 các nhà khoa học Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh chụp hình ảnh bằng radar đầu tiên do chính nước này sản xuất (Radar Imaging Satellite - RISAT-1).

RISAT-1 có trọng lượng 1.858kg, là vệ tinh cảm biến vi sóng có điều khiển từ xa, được phóng lên quỹ đạo từ một bệ phóng vệ tinh địa cực (PSLV) lúc 5 giờ 47 sáng 26/4 (giờ địa phương) tại đảo Sriharikota, ngoài khơi bang Andhra Pradesh miền Nam nước này.

Đây là lần thứ 20 Ấn Độ phóng vệ tinh thành công; RISAT-1 là vệ tinh nặng nhất được phóng lên từ PSLV do Tổ chức nghiên cứu khoảng không vũ trụ Ấn Độ (ISRO) sản xuất sau gần 10 năm nghiên cứu.


Vệ tinh Risat-1

Cho đến nay, Ấn Độ phụ thuộc vào các hình ảnh do vệ tinh của Canada cung cấp, bởi những vệ tinh hiện có của Ấn Độ được sản xuất trong nước không chụp được hình ảnh của Trái Đất trong điều kiện thời tiết nhiều mây.

Tháng 4/2009, Ấn Độ đã phóng thành công một vệ tinh ghi hình ảnh bằng radar (RISAT-2) có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, song vệ tinh này mua từ Israel với giá 110 triệu USD, chủ yếu phục vụ mục đích quan sát.

Tuy nhiên, với RISAT-1, nước này sẽ có khả năng thu thập hình ảnh từ Trái Đất trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả những lúc sương mù dày đặc, bất kể ngày hay đêm.

Ứng dụng chủ yếu của RISAT-1 là theo dõi mùa màng, giúp ước tính sản lượng thu hoạch ngũ cốc, đồng thời theo dõi tình hình thiên tai như bão lũ. Vệ tinh có thể gửi về trung tâm những hình ảnh chính xác về khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ cũng như mực nước lụt.

Bên cạnh việc đó, RISAT-1 cũng có thể được sử dụng để “canh gác” 24/24 giờ các khu vực biên giới Ấn Độ. Tuy nhiên, các quan chức ISRO khẳng định RISAT-1 sẽ không được sử dụng cho mục đích quốc phòng vì RISAT-2 đã làm nhiệm vụ này.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã chúc mừng các nhà khoa học ISRO về thành công của việc phóng vệ tinh RISAT-1. Ông nhấn mạnh đây là một dấu mốc quan trọng trong chương trình vũ trụ của Ấn Độ và tin tưởng rằng RISAT-1 sẽ đóng góp quan trọng cho khả năng về vệ tinh cảm biến từ xa của Ấn Độ.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video