Ấn Độ phóng thành công vệ tinh tự chế

Sáng 16/10, Ấn Độ đã phóng thành công một vệ tinh dẫn đường do nước này tự chế.

Theo một quan chức không gian cấp cao, vệ tinh IRNSS 1C được phóng bằng tên lửa đẩy PSLV C26 từ sân bay vũ trụ ở Sriharikota, miền nam Ấn Độ.


IRNSS 1C là vệ tinh dẫn đường thứ ba trong Hệ thống vệ tinh dẫn đường khu vực của Ấn Độ - (Ảnh: NDTV)

Đây là vệ tinh do Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) chế tạo, có tuổi thọ 10 năm.

"Vệ tinh dẫn đường thứ ba của Ấn Độ đã được đưa vào quỹ đạo. Toàn bộ đội ngũ ISRO xứng đáng được chúc mừng", giám đốc ISROK. Radhakrishnan nói với báo chí.

Theo NDTV, IRNSS 1C là vệ tinh thứ ba trong số 7 vệ tinh mà ISRO dự kiến sẽ phóng để tạo thành Hệ thống vệ tinh dẫn đường khu vực của Ấn Độ.

Hệ thống vệ tinh này được kỳ vọng sẽ tương đương hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015.

Vệ tinh đầu tiên của hệ thống này, IRNSS-1A, đã được phóng vào tháng 7 năm ngoái, trong khi vệ tinh thứ hai IRNSS-1B được phóng vào tháng 4 qua.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video