Ấn Độ và Venezuela phóng các vệ tinh lên quỹ đạo

Sáng 29/9, vệ tinh thông tin hiện đại GSAT-10 của Ấn Độ đã được phóng thành công lên quỹ đạo.

Vệ tinh GSAT-10 nặng khoảng 3,4 tấn, được phóng từ tên lửa Ariane-5 tại bãi phóng châu Âu ở Guyana của Pháp, là vụ phóng vệ tinh thứ 101 của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO).

Theo ISRO, vệ tinh GSAT-10 mang 30 hệ thống nhận và phát tín hiệu, gồm 12 hệ thống Ku-band, 12 hệ thống C-band và 6 hệ thống Extended C-Band. Đây là vệ tinh thứ hai trong chòm vệ tinh nối với tàu GAGAN sau vệ tinh GSAT-8, được phóng hồi tháng 5/2011.

Cùng ngày, Chính phủ Venezuela thông báo vệ tinh quan sát Miranda của nước này đã được phóng thành công lên quỹ đạo vào lúc 23 giờ 42 phút ngày 28/9 từ một tổ hợp không gian của Trung Quốc. Đây là vệ tinh thứ hai của quốc gia Nam Mỹ này sau vệ tinh viễn thông Bolivar được đưa lên vũ trụ hồi năm 2008.

Ngay sau khi vệ tinh trên được phóng thành công và đi vào quỹ đạo, Tổng thống Hugo Chavez đã gửi thông điệp chúc mừng thành công của sự kiện này, đồng thời khẳng định vệ tinh Miranda sẽ đóng góp vào công cuộc phát triển khoa học công nghệ của đất nước trong tương lai.

Theo Tổng thống Chavez, sự kiện quan trọng này đánh dấu một bước nhảy vọt của Venezuela trên con đường bước vào kỷ nguyên phát triển khoa học không gian bằng chính đôi chân của mình.

Vệ tinh Miranda do các chuyên gia Venezuela với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp Trung Quốc nghiên cứu chế tạo với nhiệm vụ giám sát sự biến đổi về năng lượng trên mặt đất trong lãnh thổ Venezuela, qua đó giúp cho các cơ quan chức năng nước này có được những số liệu chính xác nhất về các vùng đất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nhà ở và khoanh vùng các khu vực bảo tồn thiên nhiên.

Ngoài ra, các thông số thu thập được từ vệ tinh này cũng giúp cho công tác vẽ bản đồ và phòng chống thiên tai. Vệ tinh quan sát này sẽ đi qua lãnh thổ Venezuela 3 lần/ngày và có thể chụp được khoảng 350 hình ảnh độ phân giải cao mỗi ngày thông qua bốn camera. Dự kiến vệ tinh Miranda sẽ chính thức đi vào hoạt động trong vòng 10 ngày tới.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video