Ảnh chụp "tinh vân ngọn lửa" cách xa hơn 1.300 năm ánh sáng

Đài thiên văn phía Nam của châu Âu (ESO) công bố hình ảnh cập nhật tuyệt đẹp về tinh vân NGC 2024 trong chòm sao Lạp Hộ.


Ảnh chụp mới nhất về tinh vân NGC 2024 được công bố hôm 4/1. (Ảnh: ESO)

Hình ảnh đã xử lý hồng ngoại và sóng vô tuyến - chụp bởi kính viễn vọng APEX do ESO vận hành trên sa mạc Atacama của Chile - cho thấy những đám mây khí bụi khổng lồ của NGC 2024 rực đỏ như một ngọn lửa đang bùng cháy.

"Tinh vân chứa một cụm sao trẻ ở trung tâm phát ra bức xạ năng lượng cao, làm cho khí bụi xung quanh tỏa sáng rực rỡ", ESO giải thích.

Mặc dù được mệnh danh là "tinh vân ngọn lửa", các đám mây của NGC 2024 trên thực tế rất lạnh, với nhiệt độ chỉ cao hơn một chút so với ngưỡng "0 tuyệt đối", tức O độ Kelvin (khoảng -273,15°C). Phần lớn sự phát sáng là kết quả khi các electron và hydro bị ion hóa tái kết hợp với nhau.

Ảnh chụp mới cũng hé lộ tốc độ di chuyển của các luồng khí trong NGC 2024, với những đám mây màu đỏ đang bay ra xa chúng ta nhanh hơn phần mây màu vàng.

Nằm cách Trái đất 1.300 - 1.600 năm ánh sáng, NGC 2024 là một trong những "vườn ươm sao" hoạt động tích cực nhất trong vùng lân cận hệ Mặt Trời. Quan sát bằng tia X và hồng ngoại cho thấy tinh vân có hàng trăm ngôi sao trẻ, trong đó những vật thể trẻ nhất nằm gần trung tâm.

Cập nhật: 07/01/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video