Thiên hà đang độ căng nhất để hình thành sao, tia plasma khổng lồ cao bằng vài lần trái đất xếp chồng lên nhau, quầng hào quang màu sắc bao quanh mặt trăng... là những hình ảnh vũ trụ đẹp nhất tuần qua.
Những tia plasma khổng lồ, siêu nóng đang “vươn ra” từ một khu vực trên mặt trời. Bức ảnh được chụp bởi đài quan sát Solar Dynamics của NASA. Mỗi tia này có chiều cao bằng vài lần trái đất xếp chồng lên nhau.
Khu vực Trung và Bắc Mỹ có màu xanh cẩm thạch. Hình ảnh này do một vệ tinh của NASA chụp ngày 4/1, ảnh có độ phân giải cao. Đó là vệ tinh được đưa vào vũ trụ ngày 2/10/2011 và trở thành máy thăm dò trái đất thế hệ mới của NASA. Vệ tinh này được thiết kế để giúp cải thiện dự báo thời tiết ngắn hạn và gia tăng sự hiểu biết của chúng ta của biến đổi khí hậu trong dài hạn. Bức ảnh “màu đá cẩm thạch” này đánh dấu sự ra mắt của vệ tinh mới này có tên Suomi NPP, tên của người tiên phong về khí tượng vệ tinh – Verner E. Suomi.
Cồn cát gợn sóng gần miệng núi lửa ở khu vực Noachis Terra, phía nam sao Hỏa. Các nhà khoa học NASA đã sử dụng tàu quỹ đạo thám hiểm sao Hỏa Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) để ghi lại hình ảnh này, sau đó tô thêm màu sắc cho bức hình. Sự phân bố và hình dạng của những đụn cát trên sao Hỏa thay đổi do hướng gió và cường độ gió. Hình ảnh này giúp các nhà khoa học nghiên cứu các quá trình địa chất ảnh hưởng đến sao Hỏa như thế nào.
Quầng hào quang màu sắc bao quanh mặt trăng ở Borrego Springs, California. Đây là một hiệu ứng quang học xảy ra khi ánh trăng tương tác với các đám mây mỏng manh và các tinh thể nước đá ở độ cao trong bầu trời đêm. Chiều rộng của quầng hào quang có thể thu nhỏ hoặc to ra khi đám mây di chuyển qua mặt trăng.