Sắc màu dưới đáy biển

Những sinh vật nhỏ bé như những con tôm, cua, sên biển, hải sâm... cũng đủ tạo nên một bức tranh đa dạng nhiều màu sắc cho thế giới đại dương. 

Vùng nước Bali, Indonesia, là nhà của loài sinh vật kỳ lạ này - tôm bọ ngựa (Odontodactylus scyllarus). Loài tôm này ăn bằng cách phanh thây con mồi cho đến khi nó ăn được những mô bên trong.



Thật dễ hiểu vì sao loài sâu mỳ ống (Loimia medusa) lại có cái tên như vậy. Chúng tỏa ra những cái tua dài chằng chịt để có thể thu lượm thức ăn.



Cá nóc hòm (Lactophrys triqueter) bơi lượn tại đảo Grand Turk ở Caribbe. Chúng thổi nước qua mồm để làm lộ ra những con mồi như sâu, bọt biển, tôm cua.



Như một con tàu trong suốt trong bầu trời đêm, loài sên biển này có thân hình rất mềm dẻo để bơi lượn dưới nước và có thể đạt tới chiều dài 15 cm.



Con cá bống (Trimma okinawae) ngó ra từ thân cỏ chân ngỗng ở quần đảo Solomon. Chúng có thể biến đổi giới tính từ đực sang cái và ngược lại.



Con sên biển sặc sỡ (Cyphoma gibbosum) kiếm ăn tại đảo Grand Turk.



Con sên biển có màu xanh đen này đang nuốt chửng một con mồi. Màu sắc sặc sỡ của nó đến từ những thức ăn mà chúng xơi hằng ngày.



Cá ngựa lùn (Hippocampus denise) tại vùng biển Indonesia. Dài chưa tới 2,5 cm, kích cỡ và màu sắc giúp ngụy trang nó trong san hô.



Một con tôm và một con cua đang nằm trên mình của một con hải sâm.



Con cua nhiều màu sắc song hành cùng những con nhím biển màu tím ở vịnh Clallam, Washington.

M.T. (theo National Geographic, VnExpress)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video