Vũ trụ rộng lớn đến mức chúng ta từng gần như không thể chụp được ảnh toàn cảnh của nó trong cùng một khung hình. Tuy nhiên, nhạc sĩ Pablo Carlos Budassi, người Argentina, hiện đã có thể làm được điều này bằng cách kết hợp các bản đồ lôgarit về vũ trụ từ Đại học Princeton (Mỹ) và các hình ảnh do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cung cấp.
Ông Budassi đã tạo nên bức ảnh dưới đây, cho thấy vũ trụ quan sát được trong một chiếc đĩa:
Bạn có thể quan sát được vũ trụ chỉ trong một chiếc đĩa.
Mặt trời của chúng ta và hệ mặt trời nằm ở trung tâm của bức ảnh. Tiếp sau đó là vòng ngoài của dải Ngân hà, chòm sao Dũng sĩ (Perseus) của dải Ngân hà, một vòng các thiên hà lân cận khác giống như chòm sao Tiên nữ (Andromeda), phần còn lại của mạng vũ trụ, phần bức xạ nền vi sóng vũ trụ còn lại sau vụ nổ Big Bang và cuối cùng là vòng plasma sản sinh ra từ vụ nổ Big Bang.
Các hàm lôgarit giúp chúng ta tạo nên ý nghĩa của những con số khổng lồ và trong trường hợp này là những khoảng cách khổng lồ. Thay vì cho thấy tất cả các phần của vũ trụ trên một phạm vi đường thẳng, mỗi đường vòng tròn đại diện cho một trường nhìn về nhiều trật tự độ lớn, với cái sau lớn hơn cái trước nó. Đó là lí do tại sao toàn bộ vũ trụ có thể quan sát được có thể nằm vừa bên trong vòng tròn.
Ông Budassi nảy ra ý tưởng trên sau khi tạo ra các đồ chơi khối hình lục giác cho sinh nhật con trai. "Đó là ngày tôi nảy sinh ý tưởng về kiểu quan sát lôgarit và ngày tiếp theo tôi đã có thể tổng hợp hình ảnh bằng photoshop thông qua những hình ảnh của NASA và một số cấu trúc do chính tôi tạo ra", ông Budassi tiết lộ.