Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts - Mỹ đã mô phỏng theo vảy của loài cá rồng (Polypterus senegalus) để thiết kế áo giáp chống đạn mới.
Loài cá rồng (Polypterus senegalus)
Theo tạp chí New Scientist, các nhà khoa học cho rằng những khớp nối ở các lớp vảy cá được cấu tạo để chúng uốn cong dễ dàng khi bơi lội. Loài cá rồng có cấu trúc vảy nhiều lớp trở thành vỏ bọc mềm và chắc giúp loài vật này tồn tại 96 triệu năm qua. Khi cá bị tấn công, mỗi lớp vảy bị tổn thương khác nhau, tạo điều kiện giúp bên trong không bị xâm hại.
Sau khi xem xét cấu trúc vảy cá rồng bằng cách quét X-quang rồi tái tạo hình mẫu bằng công nghệ in 3D của 144 khớp nối, nhà khoa học Swati Varshnev và cộng sự cho rằng cấu tạo linh hoạt và chắc chắn như vậy là cách tối ưu để nghiên cứu thiết kế áo giáp. Từ thiết kế này, các nhà khoa học sẽ lựa chọn chất liệu phù hợp.
Nhóm nhà khoa học cho rằng đây là nghiên cứu quan trọng để giúp lính Mỹ có áo giáp nhẹ nhàng nhưng hiệu quả chống đạn cao hơn áo giáp Kevlar nặng nề hiện nay.