Ba "di vật" bí ẩn độc nhất chưa có lời giải, một cái mất dấu kỳ lạ

Mặc dù nhiều bí mật đã được kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học tiên tiến hiện nay, nhưng vẫn có 3 câu đố lớn hiện vẫn chưa có lời giải, thậm chí có cái đột nhiên biến mất một cách kỳ lạ khiến giới khảo cổ học "đau đầu" hàng ngàn năm.

Trung Quốc vốn là một đất nước rộng lớn với diện tích 9,6 triệu km vuông, trên mảnh đất rộng lớn này vốn ẩn chứa rất nhiều bí mật. Mặc dù nhiều bí mật đã được kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học tiên tiến hiện nay, nhưng vẫn còn đó nhiều điều chưa được giải đáp bí ẩn. Trong số đó có 3 câu đố lớn tới nay vẫn chưa có lời giải, một ở Bắc Kinh, một ở Tây An, và cái còn lại thậm chí còn khó hiểu hơn.

Giếng Tỏa Long (Tỏa Long tỉnh) ở cầu Bắc Tân, Bắc Kinh


Trong địa phận cầu Bắc Tân, có một cái giếng vô cùng đặc biệt.

Tự cổ chí kim, mọi người đều biết Trung Quốc vốn là một quốc gia coi trọng văn hóa rồng phượng. Tại đây, rồng luôn tượng trưng cho địa vị tối cao, và chỉ có các bậc đế vương mới được sử dụng hoa văn rồng. Vì vậy, trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, du khách có thể thường xuyên nhìn thấy những kiến trúc rồng phượng. Và trong địa phận cầu Bắc Tân, có một cái giếng vô cùng đặc biệt, mặc dù bên ngoài không có gì nổi bật, nhưng trong giếng lại ẩn chứa huyền cơ.

Theo người dân địa phương, đây là một chiếc giếng rất đặc biệt. Tương truyền phía dưới giếng trấn áp một con rồng già, bị trói bởi một sợi xích sắt rất to. Nếu kéo sợi xích sắt lên miệng giếng thì nước sẽ phun ra, và khi kéo lên lên một độ cao nhất định, nó sẽ gây ra lũ lụt. Nguyên nhân là bởi đã làm kinh động tới con rồng dưới giếng, khiến nó giận dữ, có người còn nói rằng họ thậm chí nghe thấy cả tiếng gầm của rồng.

Trong thời kỳ Nhật xâm lược Trung Quốc, mọi người kể lại câu chuyện từng có lính Nhật không tin tà ma, bắt dân kéo sợi xích lên. Nhưng kéo một hồi lâu không hết nên lính Nhật tò mò lui tới miệng giếng kiểm tra. Lúc này, một dòng nước đen đột ngột phun lên và dưới giếng phát ra tiếng động lạ, khiến cho lính Nhật sợ hãi lần lượt bỏ chạy. Sau đó, người dân không có cách nào khác đành đặt sợi xích vừa kéo trở lại giếng.

Thực ra, khái niệm Tỏa long tỉnh (Tỏa nghĩa là khóa), còn được gọi là Tỏa giao tỉnh (giao trong tiếng hán ý chỉ con thuồng luồng – một loài vật trong truyền thuyết, giống con rồng không có sừng) – là một nội dung vật lý trong các câu chuyện và thần thoại Trung Quốc, phản ánh lý tưởng trị thủy của con người trong hàng nghìn năm và là một hiện tượng quan trọng trong văn hóa Trung Quốc.


Tương truyền phía dưới giếng trấn áp một con rồng già, bị trói bởi một sợi xích sắt rất to. Nếu kéo sợi xích sắt lên miệng giếng thì nước sẽ phun ra, và khi kéo lên lên một độ cao nhất định, nó sẽ gây ra lũ lụt. Nguyên nhân là bởi đã làm kinh động tới con rồng dưới giếng, khiến nó giận dữ, có người còn nói rằng họ thậm chí nghe thấy cả tiếng gầm của rồng.

Vào ngày 17/6, "Bắc Kinh Thanh niên báo" đăng một đoạn tin - "Đào được một giếng cổ trên đường số 5". Câu hỏi nó có phải là giếng Tỏa Long huyền thoại hay không đang được cục di tích văn hóa xác minh tìm câu trả lời. Công trường vì thế mà bị đình chỉ. Sau khi tin tức được đăng, nhiều người Bắc Kinh thốt lên rằng: "Không thể động đến giếng Tỏa Long, động vào bất đắc!". Quả nhiên tàu điện ngầm phải xây đường vòng qua chiếc giếng cổ này.


Hình minh họa chiếc giếng Tỏa Long. (Ảnh: Sohu).

Tương truyền, năm 1421, Minh Thành Tổ chính thức dời đô từ Nam Kinh về Bắc Bình (tên cũ của Bắc Kinh). Điều kỳ lạ là trong quá trình di dời, Minh Thành Tổ liên tục gặp phải trở ngại. Ví dụ một công trình vừa xây xong thì vài ngày sau bị sét đánh và gây ra hỏa hoạn. Lúc này các cận thần kinh hãi nên thuyết phục ông trở về Nam Kinh càng sớm càng tốt.

Có lời đồn rằng do Minh Thành Tổ kinh động tới một con rồng đang canh giữ kho báu ở Bắc Bình nên nó trừng phạt ông bằng một trận đại hồng thủy. Minh Thành Tổ không sợ hãi mà tìm đến “hắc y tể tướng” Diêu Quảng Hiếu để đối phó với con rồng này. Người này thông thạo tam giáo và có địa vị đáng kể vào thời điểm đó. Ngoài ra, ông còn được mệnh danh là hóa thân của “Hàng Long La Hán”.

Diêu Quang Hiếu giúp Minh Thành Tổ hàng phục con rồng già này. Ông đã ném nó xuống một cái giếng bên cạnh cầu Bắc Tân và “phong ấn” tại đó. Ông đã yêu cầu mang tới 1 sợi dây xích thật lớn để trói con rồng này dưới đáy giếng. Để đề phòng con quái thú có thể xổng ra, Diêu Quảng Hiếu cho người xây dựng trên giếng một ngôi đền có ba sảnh để trấn áp. Không biết thực hư thế nào nhưng quả thực, giếng Tỏa Long và đền Trấn Hải vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

Sau này, các nhà khoa học sử dụng các dụng cụ hiện đại để khảo sát chiếc giếng kỳ quái này. Kết quả, họ nhận ra đây là giếng dựng đứng tự nhiên, đầu dưới thông với sông ngầm.

Tiếng động gọi là “rồng gầm” thực chất đó là âm thanh tạo ra do ma sát giữa xích sắt và thành giếng. Vì những người dân thường truyền tai nhau những câu chuyện bí ẩn nên tự nhiên sinh ra tâm lý sợ hãi. Họ cũng tìm thấy một mảnh sắt có mùi tanh. Tuy nhiên sau đó, các nhà khoa học không công bố thêm thông tin gì về chiếc giếng này và đến nay nó vẫn còn tồn tại với những lời đồn kỳ lạ.

Bia mộ của Võ Tắc Thiên


Thông thường, một văn bia sẽ được dựng trước lăng mộ của hoàng đế để ghi lại những thành tựu to lớn của vị hoàng đế trong suốt cuộc đời của ông. Ngay cả khi vị hoàng đế chưa có đóng góp gì cho đất nước, nhưng trên bia mộ vẫn sẽ được biên soạn, tạo khắc một số nội dung chính. Vậy nhưng không có gì được viết trên văn bia của Võ Tắc Thiên - điều này cũng khiến các nhà sử học bối rối.

Nhắc đến Võ Tắc Thiên, chắc hẳn mọi người không còn xa lạ. Đây là nữ hoàng đế kiệt xuất nhất Trung Quốc và cũng là nữ hoàng đế duy nhất của đất nước này. Võ Tắc Thiên sau khi mất được an táng tại Càn Lăng ở Lương Sơn, Hàm Dương. Hiện nay Càn Lăng đã trở thành một địa điểm thu hút rất khách du lịch. Tuy nhiên, khi đến thăm Càn Lăng, hẳn ai cũng sẽ chú ý tới tấm bia để trống ngay phía trước lăng.

Thông thường, một văn bia sẽ được dựng trước lăng mộ của hoàng đế để ghi lại những thành tựu to lớn của vị hoàng đế trong suốt cuộc đời của ông. Ngay cả khi vị hoàng đế chưa có đóng góp gì cho đất nước, nhưng trên bia mộ vẫn sẽ được biên soạn, tạo khắc một số nội dung chính. Vậy nhưng không có gì được viết trên văn bia của Võ Tắc Thiên - điều này cũng khiến các nhà sử học bối rối.

Xung quanh câu đố này, trong dân gian đã truyền miệng nhau rất nhiều giả thuyết khác nhau. Người cho rằng, bởi bà có quá nhiều công lao, nên không thể ghi chép hết lại được trên bia mộ. Bắt đầu từ việc trở thành hoàng hậu vào năm 655 sau Công nguyên, Võ Tắc Thiên buộc phải thoái vị vào năm 705 sau Công nguyên, tham gia và nắm giữ quyền lực cao nhất trong 50 năm.

Giả thuyết thứ hai cho rằng, do bản thân biết những tội lỗi nghiêm trọng của mình trong quá trình cai trị đất nước, Võ Tắc Thiên đã dựng lên "tấm bia không lời" và cho rằng đó là cách tốt nhất để không bị người đời bôi nhọ. Nói về những tội lỗi tày đình bên cạnh công lao trị quốc của Võ Tắc Thiên, dân gian truyền miệng rất nhiều phiên bản, chủ yếu xoay quanh việc bà hãm hại hoàng hậu để tiếm quyền , thậm chí hại chết chính con ruột và tôn thất để leo lên ngôi hoàng đế, và kinh hoàng nhất là việc thảm sát những người tình của mình. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế và xã hội trong thời kỳ đầu của nhà Đường như một hình yên ngựa, trong khi Võ Tắc Thiên ở điểm thấp nhất khi bà nắm quyền. Và trong thời gian cầm quyền, bà đã để mất bốn trấn An Tây, gây nguy hiểm cho sự thống nhất của đất nước. Võ Tắc Thiên không thể thiết lập một tiểu sử hào quang cho chính mình, mà chỉ có thể để trống bằng "tấm bia không lời".

Lập luận thứ ba cho rằng Võ Tắc Thiên là mẹ Đường Trung Tông, biết rằng mọi người sẽ có những đánh giá khác nhau về cuộc đời của mình, đặc biệt là sự việc phế truất Đường Trung Tông để cướp ngôi. Việc viết tốt hay xấu lên bia mộ quả rất khó, bởi vậy bà đã quyết định lập một "bia không lời" để người đời sau tự đánh giá.

Một điều nữa là sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, chính sự rối ren không ai để ý. Đợi đến khi ổn định, mọi người chú ý lại thì đoạn lịch sử đó đã qua đi, qua nhiều người truyền miệng, khó phân biệt thật giả, bởi vậy không biết khắc gì trên bia mộ. Cho dù là giả thuyết nào, thì câu đố về bia mộ Võ Tắc Thiên cho tới nay vẫn chưa có lời giải chính xác.

Lâu Lan cổ quốc ở sa mạc La Bố


Danh tiếng của Lâu Lan quốc cổ đại không chỉ được biết đến ở Trung Quốc, mà còn có ảnh hưởng rất lớn trên thế giới, bởi đây từng là một quốc gia cổ đại rất rộng lớn và giàu có, chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trên con đường tơ lụa cổ đại.

Lâu Lan (Kroran) là một quốc gia cổ, tồn tại từ thế kỷ II TCN ở vùng đông bắc sa mạc La Bố, Tân Cương (nay thuộc Trung Quốc). Lâu Lan được biết đến với cái tên tiếng Nga là Krorayina hay Kroran.

Tuy nhiên, vào năm 630 sau Công Nguyên, nó đột nhiên biến mất một cách bí ẩn, và mãi cho tới sau khi giải phóng, mới được giới khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu. Cho tới hiện tại, lý do biến mất của nó vẫn mãi là một bí ẩn lớn.

Một số giải thuyết cho rằng vì lý do thiên tai nên thành phố cổ kính huy hoàng này đã biến thành đống đổ nát. Một số cho rằng nguyên nhân là do chiến tranh. Một số khác lại đưa ra nghi vấn tất cả người dân của Lâu Lan quốc cổ đại đã bị nhiễm bệnh ác tính, lần lượt ra đi trong một thời gian ngắn.


Cho tới hiện tại, lý do biến mất của nó vẫn mãi là một bí ẩn lớn.

Một giả thuyết được cho là có cơ sở khoa học tin rằng, Lâu Lan quốc do trước đây lạm dụng chặt phá rừng, làm mất một lượng lớn đất và nước, kết quả là đất đai bị sa mạc hóa và cư dân không thể sinh sống được nên họ đã chuyển đi nơi khác.Tuy nhiên, cho dù là lời giải thích nào thì cũng chỉ là giả thuyết chưa được kiểm chứng, và Lâu Lan quốc vẫn là một hòm bí mật chưa tìm được chìa khóa.

Cập nhật: 19/09/2024 Theo Dân Việt/VTC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video