Vệ tinh khảo sát trường hấp dẫn GOCE của châu Âu vừa mới hoàn thành một bản đồ số đo bằng phương pháp trường hấp dẫn chính xác nhất về Trái đất, mang lại lợi ích lớn cho ngành địa chất học và đại dương học.
Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng Trái đất là một quả cầu tương đối bằng phẳng và tròn trịa. Tuy nhiên vật chất trên bề mặt quả đất không phân bổ đều đặn, đồng thời các vùng nước luôn dịch chuyển theo gió và theo sự dịch chuyển của vỏ Trái đất.
Thực chất Trái đất trông chỉ như một cục đất nặn đồ chơi nham nhở của trẻ con. Ảnh: NatGeo.
Michael Watkins, chuyên gia đo đạc địa chất tại Trung tâm thí nghiệm Phản lực của NASA, California cho biết lợi ích to lớn của bản đồ đo bằng trường hấp dẫn mới này là mang lại một một hình ảnh về Trái đất chính xác nhất, giúp các nhà khoa học và địa chất dễ dàng định hình thực chất bề mặt và phân tích được chi tiết cấu trúc bên trong của Trái đất.
Giáo sư ở Đại Học Colorado Wahr khẳng định: “Khi có thể đo được chính xác bề mặt của đại dương (đo đạc bằng ra đa của vệ tinh), và có thể nhận ra sự khác nhau giữa bề mặt Trái đất và bề mặt thực của thể địa cầu, chúng ta có thể tính toán được hướng và cường độ của các dòng hải lưu”.
Ví dụ, bằng việc nghiên cứu thể địa cầu, chúng ta có thể lường trước được các thảm họa như động đất ở Nhật Bản vừa qua do quá trình kiến tạo và quá trình dịch chuyển vỏ Trái đất tạo ra, ông Watkins cho biết.
Trung tâm vũ trụ châu Âu đã phóng vệ tinh GOCE vào tháng 3 năm 2009 và tiến hành đo đạc Trái đất theo trường lực bằng sóng rada, xây dựng ngân hàng dữ liệu cho bản đồ số này từ đó.