Kể từ khi thành lập từ năm 1958, NASA đã đạt được nhiều kỳ tích quan trọng trong khoa học. Mỹ đã đưa thành công con người lên Mặt Trăng tổng cộng 6 lần, đặt một phòng thí nghiệm trên bề mặt sao Hỏa và bay ngang qua tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời, bao gồm cả hành tinh lùn Ceres mà gần đây đã được công nhận là một tiểu hành tinh.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu ở mảng khoa học công nghệ, nhiều người vẫn cho rằng Mỹ chi tiền cho NASA là một sự phung phí. Tuy nhiên, nếu tính toán rõ ràng thì thật ra chúng ta đang nhận được nhiều hơn là mất.
"Earthrise"
NASA đã đem lại những gì cho chúng ta?
NASA được thành lập là nhờ vào cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Sau khi tàu vũ trụ Sputnik được phóng vào năm 1957, Tổng thống Eisenhower nhận ra rằng nước Mỹ đang tụt lại trong cuộc đua vào không gian. Vì vậy, ngày 29/7/1958, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia (NASA) đã được thành lập. Khi ký kết Đạo luật Không gian, Tổng thống Eisenhower nói đạo luật này là sự mở đường cho một chương trình mới: "Có rất nhiều khía cạnh trong vũ trụ và các công nghệ liên quan sẽ có ích cho người dân khi nước Mỹ tiến hành các chương trình khám phá không gian ôn hòa. Mỗi người đều có cơ hội chia sẻ sự hiểu biết của mình trong những hành trình phía trước".
Trong 61 năm qua, NASA đã cho thế giới biết thêm nhiều điều về giống nòi và vị trí của chúng ta trong vũ trụ này. Khi tàu Apollo 8 gửi về tấm ảnh nổi tiếng mang tên "Earthrise", đây là lần đầu tiên chúng ta có thể tự ngắm nhìn bản thân mình trong vũ trụ này. Vào ngày lễ tình nhân năm 1990, trên hành trình tiến ra bên ngoài hệ Mặt Trời, tàu vũ trụ Voyager 1 đã quay lại và chụp một tấm ảnh toàn bộ Trái Đất. Tấm ảnh được chụp ở khoảng cách 6 tỉ km, trong tấm ảnh này chúng ta thật nhỏ bé, dường như cũng chỉ như những ngôi sao khác. Cũng chính nhờ những khoảnh khắc như vậy mà trong nhiều thập kỷ, mọi trẻ em đều trả lời rằng khi lớn lên, chúng muốn được trở thành một "phi hành gia". Những giấc mơ này có thể tồn tại chính là nhờ có NASA.
Sao Diêm Vương, hình ảnh đã được chỉnh màu để tạo độ tương phản tốt hơn.
Gần đây, thế giới một lần nữa tụ họp cùng nhau, cùng hòa chung một tinh thần khám phá vũ trụ qua sự kiện tàu vũ trụ New Horizons bay qua sao Diêm Vương. Sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1930 và được biết đến là ngôi sao xa nhất trong hệ Mặt Trời, con người chưa từng biết hình dạng của sao Diêm Vương. Ngày 14/7, cả thế giới dường như ngừng lại, tất cả đều cổ vũ cho thành tựu mới của loài người, từ mạng xã hội cho đến trên từng con phố. Dù mọi người không thể nhìn thấy con tàu vũ trụ nhưng hãy tưởng tượng đến hành trình dài 9 năm để đến gần, bay ngang qua sao Diêm Vương và khẳng định rằng nó thú vị hơn là chúng ta nghĩ.
Và cái giá là…
Được truyền cảm hứng từ khoa học và hành trình khám phá là phần thưởng lớn nhất của nhân loại. Nhưng nó không miễn phí, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ trụ. Vậy những kiến thức khoa học về vũ trụ này đáng giá bao nhiêu tiền?
Kể từ sau khi kết thúc chương trình Apollo vào năm 1972, kinh phí hoạt động của NASA chỉ chiếm 0,5% ngân sách nước Mỹ. Nó còn chiếm chưa đến 1% trong tổng số ngân sách 3 nghìn tỉ USD vào năm 2014. Dù vậy, tính ra thì nó vẫn là một số tiền khá lớn, chúng ta hãy cùng so sánh với lúc NASA bắt đầu chương trình Apollo.
Năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy quyết định rằng NASA sẽ phải đưa con người lên Mặt Trăng trước khi kết thúc thập kỷ này. Tại thời điểm đó, trung bình mỗi người dân Mỹ phải đóng góp 20 USD/năm cho NASA. Tổng thống John F. Kennedy cần nâng số tiền này lên 26 USD/năm để có thể đưa người lên Mặt Trăng. Quy đổi ra giá trị đồng USD vào năm 2015, chương trình Apollo khiến người dân Mỹ phải đóng góp trên 200 USD/năm cho chương trình không gian này. Nếu NASA vẫn duy trì mức thu như vậy vào năm 2015, cơ quan này sẽ nhận được khoản tiền khoảng 65 tỉ USD/năm, trong khi đó mức ngân sách thực tế dành cho NASA trong năm 2015 là 17.5 tỉ USD. Ngoài ra, năm 2014, số tiền trung bình mà người dân Mỹ chi trả cho NASA là 54 USD/năm.
Số tiền này được phân bổ cho nhiều dự án khác nhau. Vì thế mặc dù chiếc xe Curiosity có giá lên đến 2,6 tỉ USD, nhưng mỗi người dân chỉ phải trả khoảng 0,41 USD/năm để chế tạo và mang chiếc xe này lên sao Hỏa.
Chi phí thực tế các nhiệm vụ của NASA.
Từ năm 1972, ngân sách dành cho NASA không tăng, nhưng nó đã bị cắt giảm khoảng 75% so với trước đó và giữ nguyên mức như vậy cho đến nay. Mặc dù ngân sách của NASA vào thời Apollo không rõ ràng, nhưng liệu điều gì có thể xảy ra nếu NASA có khả năng tài chính lớn hơn?
NASA có thể kiếm được tiền từ những sự án dài hơi. Thêm vào đó, để tiến hành một sứ mệnh khoa học cần đến 60 nghìn nhân viên, bao gồm cả các công ty tư nhân. Nhưng NASA không thể làm tất cả những công việc đó. Cắt giảm ngân sách đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chương trình Phi hành đoàn Thương mại, chương trình này nhằm tạo cơ hội cho phi hành gia được bay vào vũ trụ từ nước Mỹ. Trong khi đó, Mỹ buộc phải mua vé đi vào vũ trụ trên con tàu Soyuz của Nga.
Trong những thập kỹ gần đây, ngân sách dành cho NASA không thay đổi nhiều.
Điều gì đang ở phía trước?
Mặc dù phải vật lộn với vấn đề ngân sách nhưng NASA vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học.
Hành trình khám phá vũ trụ tiếp theo của NASA là chuyến bay hướng đến Europa (một mặt trăng của sao Mộc). Nhiệm vụ đến mặt trăng chứa đầy băng tuyết lần này khiến cách nhà sinh vật học về sự sống ngoài Trái Đất rất phấn khích. Bởi vì Europa có nhiều nước trong đại dương hơn tất cả lượng nước trên Trái Đất, do vậy, nó có khả năng duy trì sự sống.
Sẽ không còn "khoảnh khắc Apollo" nào khác trong các chương trình khám phá không gian
Các nhà khoa học tại NASA đang nghiên cứu để có thể đưa con người đặt chân lên Sao Hỏa vào năm 2030.
Nhiều người nhìn nhận rằng sẽ không còn "khoảnh khắc Apollo" nào khác trong các chương trình khám phá không gian. NASA sẽ không còn nhận được số tiền quỹ khổng lồ như trước đây khi Tổng thống John F. Kennedy đặt mục tiêu đặt chân lên Mặt Trăng. Cũng sẽ không còn cuộc Chiến tranh lạnh nào, nhưng vẫn sẽ luôn luôn tồn tại một câu hỏi: Còn thứ gì khác ngoài không gian không?
Các nhà khoa học đã cày xới bề mặt của hầu hết các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vẫn còn nhiều câu hỏi và cũng còn nhiều điều cần được giải đáp. Số tiền phải trả cho kiến thức là rất nhỏ. Việc gắn kết nhân loại toàn cầu qua một sự kiện phóng tàu vũ trụ, đưa thiết bị lên một hành tinh khác, một tấm ảnh hay một bước đi ngoài không gian mới là vô giá. Đừng dừng lại. Hãy tiếp tục tiến lên phía trước và cùng "thách thức đấng quyền năng" như NASA đã từng tuyên bố.