Các nhà khoa học đã tìm ra giống chó sống lâu nhất, sau khi nghiên cứu 155 giống chó khác nhau trên thế giới.
Tổ chức Dog's Trust UK của Anh đã tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa tuổi thọ với giống, kích thước cơ thể, giới tính và khuôn mặt của 155 loài chó khác nhau và phát hiện ra rằng chó Tây Tạng và chó shiba inu sống lâu nhất, trong khi các loài to lớn như chó ngao và chó benard có tuổi thọ ngắn nhất.
Theo nghiên cứu này, tuổi thọ trung bình của chó là 12,5 năm. Trong số các loài thuần chủng, 5 loài sống lâu nhất là: chó "bướm" Papillon, chó lancashire heeer, chó cảnh Tây Tạng, shiba inu và chó sục lakeland.
Tuổi thọ trung bình của 5 giống chó thuần chủng sống lâu nhất.
Tuổi thọ trung bình của 5 giống chó thuần chủng sống ngắn nhất.
Cả 5 giống chó sống ngắn nhất đều là những loài chó có kích thước to lớn.
Ngoài kích thước cơ thể, giới tính và khuôn mặt cũng liên quan đến tuổi thọ của chúng. Ví dụ chó đực thường sống ít hơn 0,3 năm so với chó cái. Điều này cũng xảy ra ở nhiều loài động vật có vú khác, kể cả con người.
Bên cạnh đó, những con chó có mặt bẹt như là chó bò Pháp (French bulldog) và chó mặt xệ (pug) có nguy cơ chết sớm hơn 40% so với những con chó mặt dài vừa phải như là chó tha mồi (labrador) hay chó săn lông vàng (golden retriever).
Những con chó mặt bẹt dễ bị mắc các vấn đề về đường thở và bệnh tim, do đó tuổi thọ của chúng thường ngắn.
Trên đây là kết luận về các giống chó thuần chủng. Còn đối với các giống chó lai thì tuổi thọ trung bình thường cao hơn 0,7 năm so với chó thuần chủng. Ví dụ như giống chó labradoodle được con người lai tạo, và là điển hình trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu này là lần đầu tiên con người tìm hiểu mối liên hệ giữa tất cả các yếu tố giới tính, khuôn mặt, giống, kích thước cơ thể và sự tiến hóa với tuổi thọ của chó, trong khi các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu từng yếu tố liên quan ra sao đến tuổi thọ của chúng.
Con người bắt đầu thuần hóa loài chó khoảng 16.000 năm trước, nhưng sự đa dạng, phong phú các loài chó như chúng ta thấy ngày nay mới chỉ xuất hiện từ 200 năm trở lại đây.
Việc nhân giống chó do con người thực hiện đã tạo ra những giống chó mới có tuổi thọ ngắn hơn. (Ảnh: Westen61/Getty images).
Con người bắt đầu cố ý tạo ra các giống chó mới để đáp ứng yêu cầu về tính cách và khả năng của chó. Ví dụ chó lạp xưởng (dachshund) được tạo ra phục vụ mục đích săn con lửng. Đặc điểm chân ngắn và nhỏ, cơ thể dài giúp chúng ở sát mặt đất hơn để đánh hơi tốt hơn và có thể chui vào những hang chật hẹp.
Con người đã định hình lịch sử tiến hóa của loài chó trong nhiều thế kỷ và từ đó định hình tuổi thọ của chúng. Các phương pháp nhân giống nhân tạo như cận huyết, chọn lọc tính trạng và cách ly quần thể có thể làm giảm sự đa dạng di truyền và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe của chúng.
Gần 700 chứng rối loạn di truyền được ghi nhận ở chó nhà, trong đó có có chứng loạn sản xương hông, rối loạn nội tiết và rối loạn máu.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Kirsten McMillan, hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ giúp những người chủ có vật nuôi trong nhà đưa ra lựa chọn phù hợp về giống chó mà họ chọn nuôi và giúp cho những người chủ có thông tin quan trọng về quá trình lão hóa của chúng.
Hiểu biết về quá trình lão hóa của con chó mình nuôi sẽ giúp bạn chăm sóc chúng tốt hơn và kéo dài tuổi thọ cho chúng. (Ảnh: yellow dog/Getty images).
Biết được tuổi thọ không chỉ giúp bạn điều chỉnh lượng thời gian bỏ ra để chăm sóc vật nuôi mà còn là chuẩn bị trước nguy cơ đối mặt với những thách thức về sức khỏe của chúng, một vấn đề liên quan đến cả tài chính và tinh thần của bạn.