Bàn phím thông minh xác định danh tính người dùng qua cách gõ

Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Georgia vừa phát triển thành công bộ bàn phím có khả năng xác định chính xác danh tính của người dùng dựa vào phong cách gõ phím của họ. Đồng thời, chiếc bàn phím này có thể tự thu thập năng lượng từ tĩnh điện trên đầu ngón tay người dùng thông qua lớp phủ chống nước, bụi trên bề mặt bàn phím.

>>> Microsoft giới thiệu mẫu bàn phím mới

Từ trước đến nay, mật khẩu là cách phổ biến nhất để người dùng bảo vệ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, mật khẩu lại dễ bị đánh cắp và đây chính là mối đe dọa tiềm tàng mà người dùng luôn phải đối mặt. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm nhiều cách khác để thay thế mật khẩu trong việc xác định danh tính như dùng dấu vân tay hoặc quét võng mạc,…

Tiếp cận dưới một góc độ khác, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Zhong Lin Wang tại Viện công nghệ Georgia đã phát triển một chiếc bàn phím có khả năng xác định chính xác danh tính của người dùng thông qua phong cách gõ phím của riêng họ, chẳng hạn như áp lực tác động lên mỗi phím bấm hay thời gian giữa các phím gõ. Hiện nay, hầu hết bàn phím đều hoạt động dựa trên các bộ chuyển mạch cơ bên dưới mỗi phím và chỉ có 2 chế độ là tắt mở tương ứng với thao tác gõ hoặc không gõ. Tuy nhiên, thế hệ bàn phím của nhóm nghiên cứu được phát triển theo phong cách hoàn toàn khác.

Thay vì chỉ có những phím bấm đơn giản, chiếc bàn phím thông minh của nhóm hoạt động dựa trên 4 lớp phủ trong suốt trên bề mặt mỗi phím. Đó là 2 lớp oxide thiếc indium (ITO) có nhiệm vụ như 2 điện cực, được ngăn cách ở giữa bởi 1 lớp nhựa PET (loại vật liệu được dùng làm chai chứa nước hoặc vải chống thấm). Trên cùng được bổ sung thêm 1 lớp nhựa FEP với khả năng thu thập tĩnh điện của da người. Ngay khi đầu ngón tay chạm vào phím, tĩnh điện sẽ được giữ lại và được chuyển thành điện năng bằng hiệu ứng điện ma sát (triboelectric).


Cấu trúc 4 lớp phủ thông minh trên bàn phím​

Thiết kế trên cho phép bàn phím có thể "lấy" được khá nhiều thông tin từ mỗi thao tác ấn phím của người dùng. Các khía cạnh của một thao tác gõ sẽ được xử lý và phân tích làm cơ sở xác định danh tính của người dùng. Trong 1 thí nghiệm, các nhà nghiên cứu yêu cầu 104 tình nguyện viên dùng chiếc bàn phím này đễ gõ chữ "touch" 4 lần. Kết quả cho thấy, chỉ với 1 lượng dữ kiện đầu vào khá nhỏ nhưng hệ thống vẫn có thể phân biệt mỗi người với độ chính xác cao. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng kỹ thuật này nếu được kết hợp với mật khẩu truyền thống sẽ tạo nên mức độ bảo mật an toàn hơn rất nhiều.

Nói về lớp phủ plastic FEP phía trên cùng, nó có nhiệm vụ thu thập và lưu trữ tĩnh điện từ đầu ngón tay người dùng. Mặc dù nguyên mẫu ban đầu của bàn phím chưa tập trung phát triển tính năng này nhưng nó hoàn toàn hứa hẹn. Trong tương lai, nguồn năng lượng này có thể được dùng để cung cấp cho kết nối Bluetooth, giúp chiếc bàn phím có thể hoạt động không dây mà thậm chí là không cần dùng thêm nguồn pin.

Một lợi điểm khác của thiết kế bàn phím này chính là chống nước, bụi,… Giáo sư Wang cho biết rằng: "Bạn có thể làm đổ cả ly cà phê lên bàn phím mà không làm hư nó. Đơn giản là vì nó đã được phủ lên những tấm nhựa chống thấm hiệu quả". Đồng thời, bằng việc sử dụng những loại vật liệu bền, giá rẻ, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng đây sẽ là một dự án đầy tiềm năng nhằm phát triển thế hệ bảo mật - bàn phím mới đảm bảo cả vấn đề chi phí và sự ổn định khi vận hành.

Theo Tinh Tế, Viện công nghệ Georgia​
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video