Gõ phím quá nhanh sẽ giảm chất lượng nội dung cần viết

Chỉ cần gõ bàn phím chậm lại thì chất lượng nội dung mà bạn gõ sẽ được cải thiện lên. Đó là một thủ thuật do các nhà khoa học Canada chia sẻ sau khi nghiên cứu về khả năng chuyển suy nghĩ thành văn bản của con người và thật ra, khả năng này của mỗi người là khác nhau, từ đó chất lượng nội dung mà họ viết cũng khác nhau.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học dẫn đầu bởi Srdan Medimorec, giáo sư tâm lý học nhận thức tại Đại học Waterloo, Canada đã bắt các tình nguyện viên phải viết ở tốc độ thật chậm và khi đó, điều này thật sự cải thiện cách họ suy nghĩ, sử dụng các từ ngữ, giúp tạo ra những nội dung hay hơn, chất lượng cao hơn. Giáo sư Srdan cho biết: "Khả năng đánh máy quá nhanh hoặc quá thông thạo có thể dẫn tới suy giảm quá trình viết. Có vẻ như những gì chúng ta viết ra là kết quả của sự tương tác giữa dòng suy nghĩ và những công cụ để chúng ta thể hiện chúng".


Khả năng đánh máy quá nhanh hoặc quá thông thạo có thể dẫn tới suy giảm quá trình viết.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của việc giới hạn tốc độ viết đến khả năng viết lách, các nhà nghiên cứu đã kêu gọi các tình nguyện viên và yêu cầu họ phải gõ một bài luận bằng cả 2 tay lẫn chỉ 1 tay. Khi phân tích bài luận bằng phần mềm, họ phát hiện rằng gõ bằng 1 tay - một hành động vốn bị cản trở cưỡng bức - nhưng lại cho kết quả tốt hơn, đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ tinh tế hơn.

Giáo sư Evan F.Risko, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: "Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh khi bạn cản trở một người đang gõ thì họ nội dung họ gõ ra lại càng tốt hơn. Chúng tôi không kết luận rằng các học sinh, sinh viên nên gõ bài bằng 1 tay nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy gõ càng nhanh thì nội dung càng kém". Đồng thời, nhóm nghiên cứu tin rằng khi bị ép gõ chậm xuống, người viết sẽ thời gian tận hưởng, tìm kiếm và chọn lọc từ ngữ của họ.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng viết sẽ được cải thiện đáng kể khi viết chậm lại bất kể là người dùng viết bằng cái gì, bằng bút trên giấy, bằng gõ phím hoặc thậm chí là sử dụng các ứng dụng biến lời nói thành văn bản. Tuy nhiên, họ thừa nhận đây chỉ là phỏng đoán và cần thêm nhiều nghiên cứu để xác minh. Mặt khác, nghiên cứu lần này sử dụng máy tính để đánh giá mức độ "hay" của một đoạn văn và có thể, điều đó sẽ giảm đi sự chính xác trong quá trình xác định chất lượng bài viết.

Cập nhật: 25/01/2016 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video