Bản sao Mặt Trời "ăn thịt" nhiều hành tinh trong hệ

Ngôi sao HIP68468 có kích thước, khối lượng, độ sáng tương tự Mặt Trời và mang nhiều dấu hiệu chứng tỏ nó từng nuốt gọn một số hành tinh trong hệ.

Các nhà khoa học phát hiện ngôi sao 6 tỷ năm tuổi HIP68468, nằm cách Trái Đất 300 năm ánh sáng, đã nuốt trọn một số hành tinh trong hệ của nó, UPI hôm 15/12 đưa tin. HIP68468 có kích thước, khối lượng và độ sáng tương tự Mặt Trời nên được gọi là "bản sao Mặt Trời".


Ngôi sao HIP68468 giống Mặt Trời có thể nuốt trọn hành tinh trong hệ. (Ảnh: Gabi Perez).

HIP68468 chứa lượng liti (lithium) gấp 4 lần mức bình thường ở các ngôi sao cùng độ tuổi. Điều này chứng tỏ nó đã nuốt chửng một số hành tinh trong quá khứ. Ngôi sao cũng mang nhiều kim loại hơn so với các hành tinh đá khác.

Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa bản sao Mặt Trời và các hành tinh của nó là cách lý tưởng để tìm hiểu về tương lai hệ Mặt Trời của chúng ta. Các nhà khoa học dự đoán rằng trong tương lai, sao Thủy sẽ bị Mặt Trời nuốt gọn khi ngôi sao này trở nên già cỗi và phình to hơn.

"Điều này không nhất thiết đồng nghĩa với việc Mặt Trời sẽ "ăn" Trái Đất. Tuy nhiên, phát hiện của chúng tôi cung cấp dấu hiệu cho thấy đây có thể là quá trình phổ biến trong các hệ hành tinh, bao gồm hệ Mặt Trời", Jacob Bean, tới từ trường Đại học Chicago, Mỹ, cho biết.

Cập nhật: 17/12/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video