Băng vĩnh cửu của Trái Đất đang bắt đầu tan chảy

Đài Australia đưa tin trong báo cáo của cuộc đối thoại về biến đổi khí hậu ở Qatar, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cho biết "đất đóng băng vĩnh cửu" đang bắt đầu tan chảy, giải phóng hàng nghìn tấn khí cácbon, metal và ảnh hưởng lớn đến tình trạng gia tăng nhiệt độ toàn cầu vào năm 2100.

>>> Nhiệt độ ấm lên làm thay đổi bộ mặt của Greenland

Đất đóng băng vĩnh cửu là một tầng dày đông cứng, chiếm khoảng 1/4 diện tích Bắc Cực, lưu giữ lượng carbon nhiều gấp đôi lượng cácbon trong không khí.

Khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên 3 độ C nghĩa là ở Bắc Cực sẽ tăng khoảng 6 độ C, dẫn đến việc biến mất 30-85% lượng băng tuyết vĩnh cửu ở bề mặt. Điều này làm thay đổi thủy văn, gia tăng rối loạn do hỏa hoạn và xói mòn. Thiệt hại rõ ràng nhất là với nhà cửa và đường sá, ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế, xã hội.

Khi băng vĩnh cửu tan chảy, chất hữu cơ được giải phóng và thải ra một lượng đáng kể CO2 và metal vào không khí. 43-135 tỷ tấn CO2 - khí gây hiệu ứng nhà kính - sẽ được thải ra đến năm 2100 và 246-415 tỷ tấn CO2 sẽ giải phóng đến năm 2200.

Tiến sỹ Charles Miller, nghiên cứu viên hàng đầu tại phòng thí nghiệm về tính dễ thương tổn ở Bắc Cực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nói rằng so với CO2, metal tác động nhiều hơn đến nhiệt độ toàn cầu. Ông cũng khẳng định rằng việc băng tan ở Bắc Cực cho ta một cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của biến đổi khí hậu Trái Đất.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video