Trái Đất nóng lên, núi băng tan chảy

  •  
  • 1.299

Lớp băng trên đỉnh Dãy núi Trắng (Cordillera Blanca) của Peru, được coi là dải băng lớn nhất ở vùng nhiệt đới, đang tan chảy nhanh... Các nhà khoa học theo dõi sự tan chảy của núi băng trên lo ngại, núi Trắng sẽ sớm phải đổi tên khi những lớp băng trắng xóa không còn bao phủ đỉnh núi.

Theo các nhà khoa học, tốc độ tan chảy của các núi băng phản ánh tình trạng ấm lên toàn cầu. Những gì đang diễn ra tại đỉnh Cordillera Blanca thuộc dãy Andes thực sự là điều đáng lo ngại.

Lonnie Thompson, chuyên gia hàng đầu về vấn đề băng tuyết của Đại học bang Ohio, Mỹ, cho rằng các núi băng vùng nhiệt đới trên toàn cầu đang tan chảy do nhiệt độ tăng cao, với tốc độ tan chảy ngày càng lớn.

Lonnie Thompson là người đang theo dõi sự tan chảy băng của nhiều dãy núi lớn như Andes, Himalayas, Kilimanjaro. Theo chuyên gia này, đỉnh Quelccaya ở Nam Peru, đỉnh núi băng nhiệt đới lớn nhất thế giới, hiện có tốc độ tan chảy khoảng 60 mét mỗi năm, tăng gấp 10 lần so với tốc độ tan băng của những năm 60 của thế kỷ trước.

Theo Viện Tài nguyên thiên nhiên quốc gia Pê-ru (INRENA), từ năm 1970 đến nay, dãy Andes tại Peru chiếm tới 70% tổng diện tích núi băng nhiệt đới trên thế giới, đã bị mất tới 22% diện tích băng.

Một góc dãy núi Trắng - Cordillera Blanca
Một góc dãy núi Trắng - Cordillera Blanca (Ảnh: scandinavianascents)

Các hang động băng đá thiên nhiên nổi tiếng tại đây cũng đã biến mất. Tình trạng tan băng cũng xuất hiện ở các nước khác thuộc dãy Andes như Colombia, Bolivia, Venezuela, Ecuador.

Về lâu dài, sự tan chảy của núi băng Trắng còn đe dọa đến nguồn cung cấp nước ngọt cho gần 20 triệu người dân Peru sống ven biển bởi nguồn nước ngọt dưới lòng đất tại đây chỉ đáp ứng được 1,8% nhu cầu sử dụng.

Nước ngọt từ núi băng tạo thành các dòng sông cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp và cho các nhà máy thủy điện, sản xuất tới 70% lượng điện năng trong cả nước.

Theo TTXVN, VietNamNet
  • 1.299