Báo cáo mới về biến cố tuyệt chủng hàng loạt ở động vật lưỡng cư

Động vật lưỡng cư, những kẻ sống sót chủ yếu trong biến cố tuyệt chủng hàng loạt xảy ra quá khứ, đang gửi đi một tín hiệu rõ rệt rằng có điều gì đó không ổn, vì tốc độ tuyệt chủng của chúng tăng đến mức độ chưa từng có, theo một bài báo được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS). Con người đang làm trầm trọng hóa 2 nguy cơ tự nhiên quyết định – sự thay đổi khí hậu và bệnh dịch gây tử vong lây lân từ loài nào sang loài khác.

Các tác giả đưa ra câu hỏi về việc liệu có phải Trái Đất đang trải qua đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu hay không và nhận định rằng động vật lưỡng cư, trong trường hợp nghiên cứu về đời sống trên cạn, cung cấp câu trả lời rõ ràng. Đồng tác giả Vance T. Vredenburg, giáo sư sinh vật học tại đại học bang San Francisco, và David B. Wake người phụ trách ban bò sát tại Bảo tàng động vật học thân mềm tại Đại học California, Berkeley viết trên số ra ngày 12 tháng 8 trên PNAS: “Thông điệp chung từ động vật lưỡng cư đó là chúng ta còn rất ít thời gian để ngăn chặn một đợt tuyệt chủng hàng loạt tiềm tàng”

Động vật lưỡng cư là một trong những sinh vật cổ xưa nhất trên trái đất, sống sót qua 4 đợt tuyệt chủng hàng loạt. Mức độ tuyệt chủng hiện nay của động vật lưỡng cư đang ở mực báo động, theo các nhà sinh vật học. Vredenburg cho biết: “Loài sinh vật cổ xưa đã sống sót qua những đợt tuyệt chủng trên diện rộng trước đây đang nói cho chúng ta biết rằng có điều gì đó không ổn. Đối với con người chúng ta mọi việc có thể vẫn ổn, nhưng động vật lưỡng cư đang trong tình trạng căng thẳng. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có những hành động kịp thời trước khi quá muộn hay không”.

Rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến cộng đồng động vật lưỡng cư trên toàn cầu, trong đó một bệnh dịch lây lan mới, hytridiomycosis, được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm họa tuyệt chủng của hơn 200 loài. Nó mang lại nguy cơ chưa từng có cho sự đa dạng sinh học. Đây là loại bệnh từ một loại nấm chưa rõ nguồn gốc, cũng là loại nấm đầu tiên lây nhiễm ở động vật có xương sống.

Hiểu rõ sinh thái học của chytridiomycosis không chỉ giúp động vật lưỡng cư, mà có lợi ích cho sức khỏe con người. Các nhà khoa học tìm cách xác định cách lây truyền của nguồn từ loài này sang loài khác và phát triển các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh. 

Những con ếch chân vàng vùng núi miền nam (Rana musoca) chết vì nấm chytrid. 60 Lake Basin, Công viên quốc gai Kings Canyon, California, Hoa Kỳ (Ảnh; V. Vredenburg (August 2006), Đại học bang San Francisco).

Ếch chân vàng Sierra Nevada là ví dụ về một loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Năm 2001, chytridiomycosis được phát hiện ở vùng núi Sierra Nevada, rồi sau đó các tác giả đã ghi lại tư liệu về hiện tượng tử vong hàng loạt và sụt giảm số lượng các loài động vật nhanh chóng vì dịch bệnh. Lọai nấm gây bệnh có độc tố cức mạnh, và cơ chế gây tử vong của nó vẫn chưa được biết rõ.

Vredenburg cho biết: “Điều hết sức quan trọng đó là xác định rõ cái gì gây ra tử vong ở loài ếch kể trên. Bệnh dịch này là ví dụ xác đáng của mầm bệnh lây lan và tàn phá trên diện rộng. Nếu chúng ta có thể hiểu được cơ chế lây lân, chúng ta có thể cứu giúp loài ếch cũng như chính bản thân mình”.

David B. Wake, nguyên giám đốc Bảo tàng động vật có xương sống (MVZ) trong 27 năm, và hiện là người phụ trách khoa bò sát và là giáo sư tại đại học California, Berkeley. MVZ là trung tâm nghiên cứu và giáo dục sinh vật học về động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú. Được thành lập năm 1908, nhiệm vụ của bảo tàng là ghi chép dữ liệu đồng thời tăng cường hiểu biết về tính đa dạng của động vật có xương sống trên cạn, đặc biệt nhấnh mạnh vào vùng Đông Bắc Mỹ.

Vance T. Vredenburg là giáo sư tại đại học bang San Francisco. Nghiên cứu của ông tập trung vào sinh thái học, tiến hóa, và bảo tồn các loài động vật lưỡng cư, đồng thời kết hợp các yếu tố cộng đồng, dân số và tập tính sinh thái để điều tra tác động của các dịch bệnh lây lan, hay sự mất dần môi trường sống của các động vật lưỡng cư bị đe dọa. Ông là nhà đồng sáng lập của AmphibiaWeb.org (http://amphibiaweb.org), dự án tin sinh học trực tuyến xúc tiến khoa học và bảo tồn động vật lưỡng cư.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video