Bão lốc là ác mộng với người đi biển, nhưng các sinh vật biển thì sao nhỉ?

Hình ảnh đau thương mà một cơn bão có thể gây ra hẳn chúng ta từng được chứng kiến rất nhiều. Nhưng đó là những gì xảy ra trên cạn, dưới đại dương thì sẽ ra sao?

Đối với hàng triệu người dân sống tại các bờ biển trên thế giới thì tình hình thời tiết thất thường và ngày càng dữ dội như bây giờ hẳn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng. Trong đó phải kể đến những cơn lốc phá tan tành và cuốn mọi thứ đi, để lại bao nhiêu tổn thất không nhỏ cho con người.

Nhưng đối với những sinh vật dưới đại dương, được ngăn cách khỏi mưa và gió thì cuộc sống của chúng có khốn đốn như chúng ta mỗi khi bão về không là một câu hỏi mà chắc ít ai đã từng để ý đến.

Để có thể diễn tả được tác động của bão lốc đến cuộc sống của những sinh vật sống dưới nước thì trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ được bản chất của một cơn bão là từ đâu và cách thức nó phát triển như thế nào.


Bão bắt nguồn từ nơi có dòng biển nóng và yếu dần khi chuyển động qua các dòng biển lạnh.

Đâu là nguyên nhân gây ra lốc?

Lốc cần có hai yếu tố để hình thành là nhiệt và ẩm. Đó là lí do vì sao bão bắt nguồn từ nơi có dòng biển nóng và yếu dần khi chuyển động qua các dòng biển lạnh.

Vậy lốc hình thành như thế nào? Câu chuyện bắt đầu khi không khí nóng ẩm bốc lên, làm áp suất tại khu vực gần mặt nước bị thấp so với bình thường. Phần không khí có áp suất cao hơn gần đó tràn xuống nhằm để cân bằng áp suất nhưng đồng thời cũng bị làm ấm và bốc hơi lên. Quá trình này cứ tiếp diễn như thế tạo ra các dòng đối lưu mạnh trong khí quyển và dẫn đến sự xoay tròn của dòng nước. Còn phần không khí nóng ẩm bốc hơi lên cuối cùng lại bị làm lạnh và tụ thành những đám mây dông.

Cơn lốc tự kéo dài sẽ cứ thế phát triển và chuyển động qua các vùng nhiệt đới, tàn phá mỗi nơi nó đi qua – đặc biệt là các vùng gần bờ biển vì đây là nơi những cơn sóng cuộn bắt đầu dậy lên bởi gió.


Cơn lốc tàn phá tất cả những nơi nó đi qua, đặc biệt là các vùng gần bờ biển.

Khi đã chuyển động đến đất liền thì những cơn lốc này sẽ dần yếu đi do không có đủ nguồn không khí nóng làm năng lượng nữa, và cuối cùng thì quay trở về trạng thái của một cơn bão bình thường.

Bão lốc và cuộc sống dưới đại dương

Những con đường bị ngập, những bãi biển đẹp bị tàn phá hay những ngôi nhà cao ốc bị đánh sập là những tàn tích mà bão lốc để lại trong "thế giới" của con người. Nhưng "thảm họa" đó sẽ diễn ra như thế nào trong khung cảnh dưới đại dương là điều mà chắn chắn bạn chưa mường tượng được.


Cá chết hàng loạt dạt vào bờ sau một cơn bão lốc.

Vậy thì nó sẽ là như thế này...

Những làn sóng do lốc gây ra có thể lên đến độ cao 18m hoặc hơn, dẫn đến một sự xáo trộn lớn giữa lớp nước ấm, nhạt (do nước mưa) trên mặt biển với tầng nước lạnh dưới sâu và có độ mặn cao hơn, tạo ra những dòng nước chuyển động rất nhanh dưới những làn sóng cuộn.

Vì cơn lốc khởi nguồn từ xa bờ và từ dưới sâu nên những động vật sống gần bờ lại rất có lợi, điển hình ở đây là cá mập, cá heo và cá voi. Bởi vì điều này tạo điều kiện cho chúng có thời gian để chạy khỏi cơn cuồng phong này trước khi nó đến gần.

Bên cạnh đó, chúng đều là những loài thông minh và nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, cũng như độ mặn của nước biển. Cá mập thường là loài đầu tiên phát hiện được bão lốc nhờ vào khả năng cảm nhận nhạy bén sự thay đổi rất nhỏ của áp lực trong nước và lập tức bơi sang một nơi sâu và an toàn hơn.

Còn với những loài sống trong các rạn san hô và những loài di chuyển chậm thì đây bắt đầu là vấn đề. Như bạn biết là khi những dòng chảy mạnh "càn quét" qua khu vực gần bờ hoặc khu vực bị ảnh hưởng bởi thủy triều thì chúng cũng không sạch sẽ gì cho cam.

Bụi bẩn, phù sa, những thứ ô nhiễm và có thể là cả những chất độc hại mà chúng mang theo làm bít mang cá khiến chúng không thể thở, và chúng cũng không thể quan sát được vì bụi mờ. Với những vòng xoáy cực mạnh, các loài sinh vật biển - bao gồm cả hải cẩu hay lợn biển đều có thể dễ dàng bị hất văng đi đâu đó - nơi mà chúng không thể bơi và không thể thở.

Bên cạnh đó, dòng chảy mạnh phía dưới còn có thể phá vỡ các rạn san hô, phủ lên chúng đầy phù sa, bụi bẩn và thậm chí là làm thay đổi cả thành phần của toàn bộ các bãi cát và môi trường tại khu vực ven bờ. Điều này có thể dễ dàng "cướp đi sinh mạng" của san hô, vì bụi bẩn, phù sa ngăn các sinh vật sống phía dưới không được tiếp cận với oxy và ánh sáng - thứ mà ai cũng biết là cực kì cần cho sự sống.

Vậy còn lợi ích thì sao?

Sẽ chẳng có ai nghĩ là có phải không? Nhưng xét về lâu về dài thì thực ra, bão cũng đem đến một vài lợi ích nho nhỏ. Ví dụ như các dòng nước chuyển động nhanh phá vỡ các rạn san hô nhưng cũng đồng thời đem các mảnh vỡ đó đi đến những nơi khác có tiềm năng để chúng hình thành nên một rạn san hô mới.

Một số loài còn có thể có lợi từ ngay chính những thiệt hại mà bão lốc gây ra cho con người. Vỡ, đắm tàu là nỗi khốn đốn cho ngành đánh bắt thủy sản chẳng hạn, nhưng lại giải thoát cho hàng trăm con cá về với biển, để chúng được sống sót và tiếp tục sinh sản. Tuy con số này không thể bù lại được những tổn thất nặng nề mà cơn bão "vô tình" mang đến, nhưng dù sao "méo mó có vẫn hơn không".

Cập nhật: 01/07/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video