Nhân vật Hank trong Finding Dory được xây dựng dựa trên loài bạch tuộc có thật ngoài đời, và nó còn "bá đạo" chẳng kém gì phim.
Một trong những nhân vật ấn tượng nhất trong bộ phim hoạt hình đang gây sốt phòng vé "Finding Dory" của Pixar chính là Hank, một chú bạch tuộc bị mất một xúc tu. Trong phim, Hank có thể đổi màu để "tàng hình" với môi trường xung quanh. Nhân vật này được xây dựng dựa trên một loài bạch tuộc có thật ngoài đời. Đáng ngạc nhiên là "Hank phiên bản đời thật" còn "xịn" hơn trong phim.
Trong phim, Hank có thể đổi màu để hòa lẫn vào môi trường xung quanh.
Và loài bạch tuộc bắt chước (mimic octopus), nguyên mẫu của Hank ngoài đời thật cũng có thể làm như vậy. Hãy xem nó hòa mình vào đáy biển hoàn hảo cực kỳ hoàn hảo.
Đúng như cái tên, bạch tuộc bắt chước có thể nhái theo hình dáng của các loài khác. Như bạn có thể thấy nó biến thân thành loài cá sư tử ở hình giữa và rắn biển ở hình dưới.
Các nhà khoa học cho rằng bạch tuộc bắt chước là loài bạch tuộc duy nhất có thể tự giả làm các loài khác mà không cần phải có hình mẫu ở gần bên, như nó đang bắt chước loài cá thân bẹt ở hình trên.
Trong một cảnh phim, Hank hoảng sợ khi bị bọn trẻ chọc và chú bạch tuộc này phun ra mực đen ngòm hồ nước.
Thực tế, bạch tuộc bắt chước cũng thường làm như vậy khi nó muốn chạy trốn.
Các xúc tu của loài này dài khoảng hơn 0,6m. Nó sử dụng các xúc tu để bắt các loài cá và các loài giáp xác ở những nơi hẹp.
Các nhà khoa học chỉ biết đến loài bạch tuộc hiếm này từ năm 1998.
Nó sống chủ yếu vùng nước nông ngoài khơi bờ biển Indonesia và Malaysia.
Nhờ vào tất cả những khả năng độc đáo của nó, bạch tuộc bắt chước là loài hoàn hảo nhất để Pixar sử dụng cho nhân vật Hank trong phim.