Bão nhiệt đới ngày càng hung hãn hơn do biến đổi khí hậu?

Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, cơn bão nhiệt đới Idalia dự kiến đổ bộ vào bang Florida (Mỹ) vào sáng 30/8 đã gia tăng cường độ một cách dữ dội, leo thang từ cấp 1 lên cấp 3

Các nhà khoa học cảnh báo hiện tượng thời tiết kiểu này đang trở nên thường xuyên hơn. Chưa đầy một năm trước, bão Ian đã tàn phá phía Tây Florida. Cơn bão này cũng gia tăng sức mạnh khổng lồ chỉ trong vài giờ đồng hồ.


Ngôi nhà bị phá hủy khi bão Idalia đổ bộ tại bãi biển Keaton, Florida, Mỹ, ngày 30/8/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Các nhà khoa học chỉ ra nguyên nhân gây ra hiện tượng trên một phần là do biến đổi khí hậu.

Nước biển ấm hơn đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều bão hơn hoặc bão cường độ mạnh hơn. Đối với cơn bão Idalia, NHC cho biết sự gia tăng cường độ bão nhanh chóng sẽ xảy ra khi hệ thống bão đi qua vùng nước ấm ở phía Đông Vịnh.

Hiện tại, những vùng nước ấm đó cũng đang rất ấm. Vào mùa hè, nước biển xung quanh Flordia đã ghi nhận nhiệt độ đại dương lên tới Khu vực xung quanh Florida vào mùa hè này đã chứng kiến ​​​​nhiệt độ đại dương lên tới 38 độ C - tương đương với nhiệt độ của một bồn nước nóng.

Một số nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và tốc độ gia tăng cường độ bão.

Năm 2019, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Động lực học Chất lỏng Địa vật lý thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) và Đại học Princeton đã phát hiện nguyên nhân một phần dẫn tới “sự gia tăng đáng kể về tốc độ gia tăng cường độ của bão nhiệt đới” từ năm 1982 đến năm 2009 là do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tương tự, một nhóm nghiên cứu năm 2022 do nhà dự báo bão Phil Klotzbach của Đại học bang Colorado dẫn đầu kết luận các đợt gia tăng cường độ với vận tốc ít nhất 50 hải lý/giờ trong 24 giờ đã tăng đáng kể từ năm 1990 đến năm 2021, một phần do nhiệt độ mặt nước biển tăng.

Một nghiên cứu năm 2017 chỉ ra sự gia tăng đáng kể cường độ của các cơn bão nhiệt đới trong khoảng thời gian ngắn ở một số khu vực của lưu vực Đại Tây Dương - đặc biệt là vùng nhiệt đới trung tâm và phía Đông Đại Tây Dương từ năm 1986 đến năm 2015.

Trong khi đó, theo một nghiên cứu năm 2017 của chuyên gia về bão Kerry Emanuel Viện công nghệ Massachusetts MIT đã phát hiện cuối thế kỷ 20, thế giới chỉ chứng kiến cơn bão gia tăng cường độ với vận tốc 60 hải lý/giờ trong 24 giờ trước khi đổ bộ vào đất liền trung bình 100 năm mới xảy ra 1 lần. Tuy nhiên, đến năm 2100, hiện tượng đó có thể xảy ra từ 5 đến 10 năm một lần.

Chính biến đổi khí hậu kết hợp với mực nước biển dâng cao đã trở thành một công thức bão gây thiệt hại đáng kể cho cộng đồng sinh sống dọc bờ biển.

Trong nghiên cứu của mình, chuyên gia Emanuel đã viết:Vì khó dự đoán mức độ gia tăng cường độ bão nên tỷ lệ thương tích và tử vong trong thảm họa sẽ cao hơn.

Cập nhật: 04/09/2023 Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video