Bão trên sao Hỏa nguy hiểm đến mức nào?

Các nhà khoa học tin rằng dù là cuộc thám hiểm sao Hỏa ngày nay hay việc phát triển sao Hỏa trong tương lai, mối đe dọa lớn nhất mà họ phải đối mặt không phải là chuyến hành trình xa xôi mà là siêu bão bụi trên sao Hỏa.

Là một hành tinh có bề mặt toàn là cát và sỏi, bão bụi sao Hỏa thường xảy ra 5 năm một lần (theo thời gian tính trên Trái đất). Do lực hấp dẫn của sao Hỏa nhỏ hơn nhiều so với Trái đất và độ dày của bầu khí quyển chỉ bằng 1% so với Trái đất, bão bụi sao Hỏa thường có thể kéo dài trong vài tháng. Trong khoảng thời gian này, bề mặt sao Hỏa luôn tối. Khi quan sát hoạt động của sao Hỏa từ Trái đất, mọi chi tiết sẽ bị mất do bão bụi sao Hỏa.

Trong cơn bão bụi sao Hỏa, tất cả các tàu thám hiểm sao Hỏa sẽ mất năng lượng Mặt trời, bị gió và cát chôn vùi. Khi cơn bão bụi cuối cùng dừng lại, tàu thám hiểm sao Hỏa về cơ bản sẽ mất liên lạc với Trái đất mãi mãi, vì vậy yếu tố mà mọi người phải tính đến ít nhất là tránh được chu kỳ bão bụi sao Hỏa.


Bão bụi trên sao Hỏa có thể hình thành với tốc độ lớn gấp hàng chục lần so với bão bụi trên Trái đất. Khi bụi sao Hoả gặp khí quyển thấp từ hai tiểu vệ tinh Phobos và Deimos sẽ tạo ra nhiệt lượng, làm xuất hiện cột không khí xoáy thành cột thẳng đứng. Theo các nhà khoa học tại NASA, bão bụi trên sao Hỏa tạo ra điện và từ trường ở mức độ lớn. Hạt bụi trong cơn bão sẽ tích điện khi chúng cọ xát vào nhau, hạt có kích thước nhỏ tích điện âm và hạt có kích thước lớn tích điện dương. (Ảnh: Zhihu).

Có bằng chứng đáng kể cho thấy sao Hỏa là một hành tinh có bầu khí quyển dày và có đại dương toàn cầu cách đây 4 tỷ năm. Các chỏm băng ở hai cực của sao Hỏa cũng như lòng sông và đáy biển trên khắp bề mặt sao Hỏa có thể chứng minh điều này. Các nhà nghiên cứu thiên văn học tin rằng có thể đã từng có sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ xa xôi hoặc giai đoạn sơ khai của nền văn minh sao Hỏa. Tuy nhiên, với sự biến mất của từ trường toàn cầu của sao Hỏa, những sự sống này không còn tồn tại.

Đối với bất kỳ hành tinh nào trong Hệ Mặt trời, việc không có từ trường đủ mạnh để chống lại gió Mặt trời là một điều khủng khiếp, bởi vì các hạt tích điện trong gió Mặt trời sẽ tiếp tục lột bỏ bầu khí quyển của hành tinh và làm bay hơi nước lỏng trên hành tinh. Sở dĩ sao Hỏa có diện mạo như ngày nay là do lõi của nó nguội đi quá nhanh, khiến từ trường toàn cầu biến mất. So sánh trực quan hơn có thể thấy, Trái đất là hành tinh đá kim loại nặng nhất trong Hệ Mặt trời, dòng sắt và niken lỏng trong vùng lõi chưa bao giờ dừng lại và không có dấu hiệu nguội đi, do đó từ trường Trái đất có thể tồn tại ổn định trong một thời gian dài.


Hàng tỷ năm trước, các dòng sông và hồ rộng lớn được cho là đã trải dài trên bề mặt sao Hỏa trước khi hóa thành sa mạc khô cằn như hiện nay. Những bằng chứng đầu tiên được tìm thấy kể từ năm 2012, sau khi xe tự hành Curiosity đã khám phá ra miệng núi lửa Gale khổng lồ - nơi trước đây được cho là có một hồ nước và một núi trầm tích khổng lồ cao gần 6 km ở ngay trung tâm. Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature, khi leo lên sườn núi trầm tích vào năm 2021, xe tự hành Curiosity đã tìm thấy các mỏ muối hình lục giác trong đất có niên đại gần 4 tỷ năm trước và xác định đây là những vết nứt trên nền đất bùn khô - dấu hiệu của một hồ nước đã bị cạn. (Ảnh: Zhihu).

Tuy nhiên, nền văn minh nhân loại không thể tồn tại mãi trên Trái đất nên việc nghiên cứu cơ chế hình thành của sao Hỏa và các cơn bão bụi của nó là rất cần thiết cho việc di cư của con người trong tương lai. Nhưng ở thời điểm hiện tại, cộng đồng khoa học hiện chưa thể làm gì về vấn đề này vì hiện tại có quá ít dữ liệu về nó -  tất cả các thiết bị hiện có đều không hoạt động bình thường trong cơn bão cát của sao Hỏa.

Trong kế hoạch sao Hỏa của NASA, các khu định cư của con người có thể sẽ nằm dưới lòng đất hoặc trong các cấu trúc mái vòm khép kín, ngoài năng lượng Mặt trời còn có năng lượng hạt nhân để dự phòng.


Kế hoạch xâm chiếm sao Hỏa không phải là một ý tưởng ngẫu nhiên hay một nỗ lực mạo hiểm. Ngược lại, đó là sự cân nhắc chu đáo của loài người về tương lai và phản ánh khát vọng khám phá vũ trụ vô tận, tìm kiếm những nguồn tài nguyên mới và mở rộng không gian sống của loài người. Nếu chúng ta có thể thiết lập thành công một cộng đồng con người ổn định trên sao Hỏa thì đó sẽ là cột mốc quan trọng để nhân loại khám phá vũ trụ và thậm chí tìm thấy không gian sống mới. sao Hỏa là một trong những hành tinh gần Trái đất nhất trong Hệ Mặt trời, có nhiều chu kỳ tự nhiên và địa hình tương tự với Trái đất. Quan trọng hơn, trên sao Hỏa có những tài nguyên như nước, carbon dioxide và oxy cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của con người. Những đặc điểm này khiến sao Hỏa trở thành lựa chọn hàng đầu cho những người đang tìm kiếm ngôi nhà thứ hai. (Ảnh: Zhihu).

Tuy nhiên, suy cho cùng, sao Hỏa vẫn là hành tinh mà con người chưa từng sinh sống, cái gọi là kế hoạch sao Hỏa hiện nay có thể sẽ không thực hiện được trên sao Hỏa. Nền văn minh nhân loại vẫn còn một chặng đường dài để đi từ Trái đất đến sao Hỏa và biến nó trở thành một nền văn minh đa dạng thực sự.

Cập nhật: 08/11/2023 Phụ Nữ Số
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video