Trong thời gian sống ở Tử Cấm Thành, chuyên gia Ma Weidu đã nhận ra một quy tắc ngầm được áp dụng với tất cả các nhân viên làm việc tại đây.
Ma Weidu là một trong những chuyên gia cao cấp nhất trong lĩnh vực kiểm định bảo vật ở Trung Quốc, được truyền thông ưu ái gọi bằng cái tên "nhà sưu tầm hàng đầu Bắc Kinh". Ông bắt đầu sưu tầm cổ vật từ những năm 1980 và liên tục nghiên cứu, viết nhiều cuốn sách về các tác phẩm nghệ thuật cổ đại.
Tới năm 1996, Ma Weidu đã sáng lập nên bảo tàng Quan Phục đặt tại thủ đô Bắc Kinh, đây chính là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc, nơi lưu giữ nhiều gốm sứ , đồ nội thất cổ, ngọc bích và đồ sơn mài cực quý giá.
Để trở thành nhân vật vĩ đại trong giới sưu tầm cổ vật, Ma Weidu đã dành rất nhiều thời gian cho công cuộc nghiên cứu lịch sử. Ông từng dành hàng tháng trời sống trong Tử Cấm Thành để nghiên cứu các đồ gốm sứ trong cung điện này.
Chia sẻ về khoảng thời gian sống trong Cố Cung, Ma Weidu cho biết ông đã nhận ra một sự thật thú vị, một quy tắc ngầm riêng có ở nơi đây.
Mỗi khi các nhân viên tiến vào cổng chính của Tử Cấm Thành, họ sẽ hét lên "Tôi vào đây", hoặc nếu không tiện hét họ cũng sẽ ho vài tiếng. Nói chung là các người luôn tìm cách đánh động vài tiếng trước khi bước chân qua cổng.
Ma Weidu cảm thấy rất kỳ lạ nên khi có cơ hội đã đi tìm hỏi một nhân viên ở đây để tìm lý do. Hóa ra chuyện đánh động này không liên quan tới ma quỷ, thần linh gì.
Lý do chính khiến mọi người hét lên chính là để thể hiện lòng thành kính, tôn trọng với thế hệ đi trước. Tử Cấm Thành từng là nơi ở riêng của hoàng đế, là nhà ở của nhiều thế hệ nhân sĩ suốt 600 năm thăng trầm.
Giờ đây các nhân viên là những người thường xuyên qua lại cũng giống như khách tới chơi, nhất định phải "gọi cửa" để thể hiện lòng thành kính với chủ nhà, cũng là tổ tiên của họ - dù không phải tổ tiên trực hệ nhưng người Trung Quốc luôn tôn trọng các bậc đế vương và coi như tổ tiên.
Lý do cho quy tắc kỳ lạ này khiến Ma Weidu sững sờ nhưng cũng thầm cảm thấy Tử Cấm Thành quả là một nơi vừa cổ kính, uy nghiêm vừa ấm áp, đáng trân trọng.