Bắt được “quái vật hút máu” với răng ma cà rồng ở Hà Nội

Con cá mút đá, sinh vật được ví như "quái vật hút máu" với hàm răng ma cà rồng vừa sa bẫy một cần thủ ở hồ câu Hà Nội.

Mới đây, một cần thủ trong khi đi câu ở hồ câu Hà Nội bất ngờ câu được một con cá khá lớn. Tuy nhiên, điều khiến tất cả mọi người cùng òa lên thích thú và có phần kinh ngạc là hình ảnh một con "quái vật hút máu" đang âm thầm hút máu trên mình con cá. Sau khi gỡ con vật lạ ra khỏi mình con cá, hình ảnh hàm răng của con vật khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Theo tìm hiểu, loài cá sở hữu "nụ hôn thần chết" này chính là một con cá mút đá biển, tên khoa học là Petromyzon marinus, sở hữu một thân hình trụ dài giống những con lươn và có thể phát triển lên đến 120cm và nặng tới 2,3kg.


Con cá hút máu vẫn đang dính chặt trên mình con cá mà cần thủ câu được ở hồ câu Hà Nội.

Cá mút đá là loài cá ký sinh hút máu đã từng xuất hiện từ cách đây hơn 360 triệu năm, chúng không có hàm nhưng có miệng tròn như chiếc đĩa, đầy răng sắc nhọn. Loài này thường sống ở bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và Bắc Mỹ, ở phía tây Địa Trung Hải và Ngũ Đại Hồ. Giống như cá hồi, loài cá mút đá biển là loài di cư. Được sinh ra trên những con sông, di chuyển ra biển khi trưởng thành, rồi khi đến mùa sinh sản, chúng sẽ vượt dòng nước trở về nơi chôn rau cắt rốn để đẻ trứng.

Cá mút đá còn bị gọi là ma cà rồng do sống ký sinh, hút máu và dịch cơ thể của các loài cá khác. Cá trưởng thành cắn vào thân con mồi, dùng răng và lưỡi bám chặt, hút máu con vật cho đến khi no nê mới nhả ra. Nhiều con cá chết sau khi bị cá mút đá hút máu, nhưng đa số trường hợp vẫn sống tiếp. Về khả năng hút máu, cơ chế của chúng khá giống loài muỗi. Trong nước bọt của cả 2 loài đều được trang bị hóa chất chống đông máu để đảm bảo rằng "bữa ăn" của mình không bị vón cục.


Không chỉ là "quái vật hút máu", sinh vật này còn là kẻ xâm lược đáng gờm.

Số lượng cá mút đá phát triển không kiểm soát cũng có thể gây hại cho các loài cá khác khi chúng có thể tàn phá các quần thể cá. Trung bình một con cá mút đá có thể giết chết 40 con cá khác mỗi năm, do vậy, cá mút đá có thể xem là một loài cá gây hại.

Vốn là loài vật bản địa thuộc Đại Tây Dương và biển Baltic, phía Tây biển Địa trung Hải và Adriatic, cá mút biển đã tìm được đường tấn công vào Ngũ Đại hồ (Mỹ và Canada) bên trong đất liền vào những năm đầu thế kỷ 20 qua các con kênh do con người tạo ra khiến lượng cá bị thương và chết trong khu vực này trong những năm 50 của thế kỷ trước đã vượt mức cho phép. Thậm chí, cả Mỹ và Canada đã phải thành lập một Liên minh để tìm cách chống trả, giới chức trách Anh Quốc cũng từng phải lo ngại về sự xâm lược của loài này khi số lượng cá mút đá dài một mét với hàm răng sắc nhọn đạt mức kỷ lục trên nhiều con sông tại Anh.


Nạn nhân của con cá hút máu ở hồ câu Hà Nội.

Tuy được xem như “quái vật” dưới nước vì hình dáng bên ngoài và cách sống ký sinh, cá mút đá lại là món ăn thượng hạng thường xuất hiện trên thực đơn của các vị vua chúa ngày xưa. Cá mút đá cũng từng là một món ăn trong thực đơn của Hoàng gia Anh.


Cá mút đá, quái vật hút máu vừa bị tóm.

Xuất hiện từ cách đây hơn 360 triệu năm, trước khi cả khủng long xuất hiện, nhưng cá mút đá không có nhiều sự thay đổi từ thời điểm đó cho đến nay cho thấy loài cá này có cách sinh tồn mạnh mẽ như thế nào. Tùy theo môi trường sống, ấu trùng cá mút đá chuyên hút máu có thể biến thành con đực hoặc con cái nhằm thích nghi với nguồn thức ăn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một cá thể cá mút đá biển có thể "xơi" đến 18kg cá trong suốt vòng đời của mình. Và chúng cũng không hề kén chọn thực phẩm. Loài cá này tấn công bất kể sinh vật nào, bao gồm cả con người, miễn là chúng có thể cắn ngập mồm vào là được.

Cập nhật: 07/10/2017 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video