Bắt gặp con mực kỳ lạ trông như sinh vật ngoài hành tinh

Một con mực ống vây lớn, còn được gọi là mực Magnapinna và được cho là loài mực sống sâu nhất dưới đại dương, vừa được Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish ghi lại hình ảnh bằng máy quay phim ở rãnh sâu thứ hai trên thế giới.

Đoạn video cho thấy con mực ống có bộ xúc tu rất dài đang tiến đến chiếc máy quay có gắn một con cá làm mồi nhử rồi nhanh chóng bơi ra khỏi khu vực đó.

Đoạn video được ghi lại trong chuyến thám hiểm rãnh Tonga 2024, sử dụng các tàu lặn biển để nghiên cứu rãnh Tonga sâu thứ hai thế giới, sau rãnh Mariana.

Mực vây lớn có đặc điểm nổi bật là bộ xúc tu mảnh khảnh, dài tới 8m. Thân màu đỏ hồng và gần như trong suốt cùng cặp mắt màu tím đậm khiến sinh vật này trông như đến từ hành tinh khác.


Hình ảnh con mực ống có bộ xúc tu dài tới 8m sống ở rãnh Tonga.

Đây là loài mực đầu tiên được biết đến ở nơi sâu nhất của đại dương, sống ở vùng cách mặt biển 6.000m.

Cộng đồng nghiên cứu chỉ bắt gặp sinh vật này khoảng 20 lần trong những chuyến nghiên cứu đại dương trong vòng 2 thập kỷ qua. Vì thế, vòng đời của mực vây lớn vẫn là ẩn số đối với ngành hải dương học.

Cập nhật: 26/09/2024 Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video