Một số món ăn nếu không được chế biến và tiêu thụ đúng cách có thể gây tê liệt, ngộ độc hay thậm chí thủng dạ dày.
Cá nóc của Nhật Bản có chứa chất độc tetrodotoxin, gây tê liệt thần kinh.
Fugu: là món ăn làm từ cá nóc của Nhật Bản có chứa chất độc tetrodotoxin, một loại độc tố đối với hệ thần kinh. Món ăn này nếu không xử lý đúng cách, lượng độc tố chưa được loại bỏ hết có thể gây tê liệt.
Pangium edule: quả và hạt của loại trái cây này có chứa hydroxianua (hydrogen cyanide) một loại axit rất độc. Hạt của chúng phải được luộc chín, sau đó chôn dưới đất 40 ngày mới có thể dùng được.
Sắn: Sắn là một trong những loại lương thực phổ biến nhất thế giới. Hiện nay, nó là thực phẩm chủ yếu cho hơn 800 triệu người. Nhưng theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, lá và rễ của nó có thể chứa xyanua, dẫn đến ngộ độc cấp tính hoặc thậm chí tử vong. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này là nấu chín đúng cách trước khi bảo quản hoặc ăn sắn.
Đậu thận sống: Đậu thận có thể ngon lành và bổ dưỡng trong nhiều món ăn, nhưng bạn không bao giờ nên ăn sống chúng. Đậu thận sống có chứa một chất độc được gọi là phytohaemagglutinin. Chỉ một nắm đậu có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa và đau đầu. Tuy nhiên, độc tố sẽ giảm đi đáng kể khi đậu được nấu chín.
Sannakji hay bạch tuộc sống kiểu Hàn: Sannakji là món bạch tuộc sống được thưởng thức khi xúc tu còn đang ngọ nguậy. Điều nguy hiểm ở đây là mặc dù đầu bếp đã giết chết con bạch tuộc trước khi dọn ra, hoạt động thần kinh vẫn cho phép xúc tu ngọ nguậy, nghĩa là giác hút của chúng có thể dính vào cổ họng bạn khi bạn nuốt. Theo Food & Wine, trung bình mỗi năm có 6 người chết vì nghẹn do món này.
Bánh vòng.
Bánh vòng: Đây có lẽ là món ăn tưởng như vô hại nhất trong danh sách. Bagel rõ ràng không độc, nhưng món ăn sáng giàu tinh bột là nguyên nhân gây ra một trong những vết thương do dao phổ biến nhất trong nhà bếp do chúng khá cứng và khó cắt. Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Hoa Kỳ, vào năm 2011, ước tính có khoảng 2.000 người Mỹ được đưa đến phòng cấp cứu vì bị thương liên quan đến bagel.