Bất ngờ với loài cóc độc chuyên nuốt lưỡi mỗi lần ăn

Bằng camera X-quang, các nhà nghiên cứu phát hiện cóc mía nuốt lưỡi mỗi lần ăn, điều con người không thể làm được.


Camera X-quang ghi lại quá trình ăn của cóc mía. (Video: Science Alert)

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà bò sát học Rachel Keeffe ở Đại học Florida, rất bất ngờ khi phát hiện lưỡi của cóc mía thụt vào sâu trong họng như khi nó phóng lưỡi để bắt mồi. "Chúng tôi biết nhiều về cách cóc mía kéo căng chiếc lưỡi và bắt dính con mồi, nhưng trước nghiên cứu này, mọi thứ xảy ra sau khi chúng ngậm miệng vẫn là một bí ẩn", Keeffe chia sẻ. Cô và cộng sự công bố phát hiện mới hôm 15/11 trên tạp chí Organismal Biology.

Nhóm nghiên cứu sử dụng một phương pháp tia X tốc độ cao gọi là XROMM (X-ray Reconstruction of Moving Morphology). Kết quả khiến họ sững sờ. Theo Keeffe, khi ăn, toàn bộ đáy khoang miệng bị kéo thụt vào trong họng cùng với chiếc lưỡi của cóc mía. Toàn bộ quá trình kéo dài chưa đến hai giây.


Cóc mía

Để phân tích chi tiết, các nhà nghiên cứu dành hàng tháng cho ăn và sau đó quan sát cóc mía (Rhinella marina). Bữa ăn chủ yếu là dế. Họ phát hiện bộ phận chính giúp cóc mía làm được như vậy là xương móng. Đây là một khúc xương sụn hình móng ngựa nằm ở phía sau họng, được cố định tại chỗ bởi các cơ. Xương móng đóng lại và ép lưỡi lên vòm họng. Sau đó, nó dịch về phía trước, vét thức ăn vào thực quản. Điều này có thể giải thích sự tồn tại của những gờ giống chiếc răng ở vòm họng cóc. Chúng có thể giúp cuốn thức ăn.

Để theo dõi chuyển động của lưỡi, nhóm nghiên cứu gắn những hạt kim loại nhỏ li ti vào cơ bắp của chúng. Trong video, phần màu cam biểu thị chóp lưỡi vươn dài để bắt côn trùng và rút vào khoang miệng nhanh như chớp. Trong bài báo, Keeffe và cộng sự nhận thấy lưỡi cóc mía thụt sâu 4,6 cm vào họng, gần chạm tới tim của chúng.

Để so sánh, khoảng cách nhô ra trung bình của lưỡi cóc mía để bắt côn trùng là 4 cm. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu dự định tìm hiểu các loài ếch nhái khác để xác định cơ chế ăn tương tự có phổ biến trong họ hay không.

Cóc mía dài 15cm, có màu nâu nhạt, nâu đỏ, nâu sẫm hoặc xám, toàn thân phủ đầy mụn nước. Chúng có những tuyến lớn trên vai và ngay sau mắt chứa đầy chất độc màu trắng sữa. Dù vô hại đối với con người, cóc mía có thể gây tử vong cho vật nuôi nếu một con chó tò mò tìm cách liếm hoặc cắn chúng.
Cập nhật: 25/11/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video