Theo kết quả công trình nghiên cứu về đái tháo đường ở phụ nữ có thai của GS.TS Trần Đức Thọ - Chủ tịch Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam, tỷ lệ những người mang thai lần đầu tiên bị đái tháo đường ở Việt Nam là 7%, so với ở các nước khoảng 5 - 7%.
(Ảnh: ThanhNien) |
Phụ nữ mắc bệnh không nhất thiết phải tránh dùng sữa và các thức ngọt vì: đái tháo đường thai kỳ có thể xảy ra không phải do bệnh mà do rối loạn chuyển hóa các nội tiết tố trong lúc có thai làm đường huyết tăng lên (1/3 số người). Những người đái tháo đường thai kỳ biết giữ gìn một chế độ ăn uống hợp lý thì sau này có 1/3 khỏi hẳn. Nghĩa là muốn biết có bệnh không, người ta thường khuyên thai phụ đi xét nghiệm máu vào tuần lễ thứ 24 - 28.
Thai phụ được khuyến cáo là hạn chế dùng thuốc và bắt buộc có sự theo dõi của bác sĩ. Trong 3 tháng đầu, tụy của bào thai chưa hình thành hoàn toàn, chưa sản xuất ra insuline được, ảnh hưởng đến người mẹ là dễ bị sảy thai, thai chết lưu, đứa con sau này có thể bị di chứng tật bẩm sinh. Còn 3 tháng sau, từ giữa tuần 11 - 15 và nhất là 3 tháng cuối, tụy bắt đầu hình thành và có chức năng sản xuất insuline. Máu người mẹ và máu thai nhi thông qua nhau thai thì đường huyết của người mẹ ngang bằng đường huyết của bé, tuyến tụy của bé được thông báo là sản xuất insuline để giải quyết đường huyết sụt. Từ tuần thứ 15, bé phải liên tục sản xuất insuline để giải quyết đường huyết cao thì đứa bé trở thành bé khổng lồ, có nhiều khi không đẻ được hoặc ít nhất phải nặng 4 - 5 kg trở lên. Người ta gọi đó là bệnh khổng lồ hay bệnh thai lớn ở người đái tháo đường. Những người mẹ này cần được theo dõi cân nặng của thai qua siêu âm hằng tháng và cân nặng của bé sau này.
Để tránh thai khổng lồ, phải làm cho đường huyết của người mẹ mang thai ở lại mức bình thường. Điều trị ở người mang thai đái tháo đường cũng như những người khác nhưng chỉ không được phép dùng thuốc viên mà dùng insuline dạng tiêm.
Kiều Hương